Nhỏ Bình thường Lớn

Slovenia: Sinh vật bí ẩn có khả năng tái tạo chi, nhịn ăn hàng chục năm, sống tới 100 tuổi

Công viên hang động Postojna (Slovenia) là nơi sinh sống của sinh vật bí ẩn và quý hiếm, thường được ví như 'rồng non' vì có vẻ ngoài giống với loài thường được mô tả trong truyền thuyết.
Slovenia: Sinh vật bí ẩn và quý hiếm có khả năng tái tạo chi, nhịn ăn hàng chục năm
Hang động Postojna là nơi sinh sống của sinh vật bí ẩn được ví là "rồng non". (Nguồn: Getty Images)

Hang động Postojna là một trong những điểm đến hút khách du lịch bậc nhất ở Slovenia. Nơi này nằm cách thủ đô Ljubljana chừng một giờ lái xe về phía Tây Nam.

Trong hang rất rộng lớn, thậm chí có cả đường sắt riêng, từ lâu trở thành điểm tham quan hấp dẫn khách nhất ở châu Âu.

Người dân địa phương bắt đầu biết tới hang Postojna suốt nhiều thế kỷ, bắt đầu từ năm 1818 sau chuyến đi của Franz I - Hoàng đế La Mã cuối cùng của châu Âu. Kể từ đó, khách du lịch tới đây nhiều hơn.

Bên trong hang trải dài tới 24km với nhiều mạng lưới các khoang và đường hầm dưới lòng đất. Hành trình xuống độ sâu 115m đôi khi đưa du khách đi qua những tuyến đường chỉ rộng khoảng 1m.

Nhưng điều khiến hang Postojna trở nên nổi tiếng chính là sinh vật kỳ lạ sống bên trong không giống bất cứ nơi nào khác trên trái đất.

Đó là nơi sinh sống của loài manh giông mù, có tên khoa học là "olms", thường được ví như "rồng non" vì có ngoại hình giống với sinh vật được mô tả trong truyền thuyết.

Theo National Geographic, manh giông là động vật ăn thịt, có thể dài 30cm, có khả năng tái tạo chi và nhịn ăn hàng chục năm.

Suốt nhiều năm liền, các chuyên gia đã nghiên cứu mã ADN của chúng để tìm cách lý giải khả năng tái tạo và thích nghi trong môi trường sống đặc biệt.

Loài manh giông có thể sống tới 100 tuổi, chỉ đẻ trứng một hoặc 2 lần trong suốt chục năm. Các chuyên gia có rất ít thông tin về quá trình phát triển của chúng.

Slovenia: Sinh vật bí ẩn có khả năng tái tạo chi, nhịn ăn hàng chục năm, sống tới 100 tuổi
Bên trong hang động Postojna. (Nguồn: travelslovenia.org)

Loài manh giông nằm trong nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng do số lượng ít cùng với môi trường ô nhiễm dưới lòng đất.

Một trong những nơi tốt nhất để tìm hiểu về loài này là công viên hang động Postojna. Ước tính, khoảng 40 triệu du khách tới đây mỗi năm.

Hầu hết trong số đó sẽ trải nghiệm chuyến tham quan kéo dài 90 phút, ngồi tàu đi qua các hang được thắp sáng bằng đèn chùm thủy tinh.

Còn với những người muốn thoát khỏi đám đông để tận mắt chứng kiến loài "rồng non" ở môi trường sống tự nhiên, họ có thể tham gia chuyến đi hạn chế. Đó là trải nghiệm kéo dài khoảng 3 tiếng gồm rất nhiều hoạt động.

Những con "rồng non" có lớp da trắng hồng, không vảy, các chi có màng mỏng. Chúng khá nhạy cảm với những rung động.

Theo nhà sinh vật học Primoz Gnezda, sinh vật này là loài thân thiện, có thể nhịn đói trong thời gian dài và thích ăn giun.

Chưa thể tìm ra danh tính đốm màu xanh bí ẩn dưới đáy biển

Chưa thể tìm ra danh tính đốm màu xanh bí ẩn dưới đáy biển

Các nhà nghiên cứu đang bối rối trước những đốm màu bí ẩn dưới biển sâu mà họ không thể xác định được danh tính.

Indonesia: Bông hoa lớn nhất thế giới lần đầu tiên nở trong vườn sinh vật

Indonesia: Bông hoa lớn nhất thế giới lần đầu tiên nở trong vườn sinh vật

Một bông hoa có mùi hôi thối, thuộc loài Giant Padma được biết đến là loài hoa lớn nhất thế giới, đã lần đầu tiên ...

Trung Quốc phát hiện nhiều hóa thạch thuộc hệ động vật từ 8 triệu năm trước

Trung Quốc phát hiện nhiều hóa thạch thuộc hệ động vật từ 8 triệu năm trước

Khu vực phát hiện hóa thạch hệ động vật Hipparion có giá trị nghiên cứu khoa học cao và sẽ được khai quật trong tương ...

Anh: Đặt tên cho hóa thạch sinh vật 560 triệu năm tuổi

Anh: Đặt tên cho hóa thạch sinh vật 560 triệu năm tuổi

Hóa thạch của một sinh vật 560 triệu năm tuổi mà các nhà nghiên cứu tin là của loài động vật ăn thịt đầu tiên, ...

Phát hiện mới về loài sinh vật kỳ lạ sống cách đây 518 triệu năm

Phát hiện mới về loài sinh vật kỳ lạ sống cách đây 518 triệu năm

Sinh vật kỳ lạ ẩn sâu dưới các đại dương của trái đất hơn nửa tỷ năm trước, dường như là "ông tổ" của tất ...

(theo Dân trí)