Số ca tử vong ở Jakarta tăng gấp 10, Indonesia 'choáng váng' vì Covid-19

Phương Anh
Theo kênh truyền hình CNN Indonesia, chính quyền thủ đô Jakarta đã ghi nhận 392 thi thể được chôn cất theo thể thức ngừa Covid-19 trong ngày 3/7, mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Công nhân dịch vụ tang lễ tranh thủ nghỉ ngơi tại một nghĩa trang do chính phủ chỉ định dành cho các nạn nhân của dịch Covid-19 ở Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Reuters)
Công nhân dịch vụ tang lễ tranh thủ nghỉ ngơi tại một nghĩa trang do chính phủ chỉ định dành cho các nạn nhân của dịch Covid-19 ở Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Reuters)

Trong bài viết đăng ngày 4/7 trên tài khoản Instagram chính thức, chính quyền thành phố cho biết số lượng trên cũng cao gấp 10 lần so với hồi tháng 5/2021, với khoảng 20-30 thi thể mỗi ngày.

Thống kê được công bố trên trang https://corona.jakarta.go.id cho thấy, số lượng đám tang theo thể thức phòng dịch đã tăng đột biến trong tuần trước, vượt 200 đám tang mỗi ngày kể từ ngày 26/6.

Cụ thể, Jakarta ghi nhận 227 thi thể được chôn cất theo thể thức ngừa Covid-19 vào ngày 26/6, 212 vào ngày 27/6, 228 vào ngày 28/6, 304 vào ngày 29/6, 237 vào ngày 30/6, 301 vào ngày 1/7, và 362 vào ngày 2/7.

Trước tình hình nguy cấp này, chính quyền thành phố đã kêu gọi tất cả người dân tuân thủ quy định y tế "5M" ngừa Covid-19, bao gồm đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách, tránh xa đám đông và hạn chế ra khỏi nhà.

Ngày 4/7, Bộ Y tế Indonesia đã chính thức thừa nhận rằng nguồn cung oxy cho bệnh nhân Covid-19 tại nước này đã bắt đầu cạn kiệt trong bối cảnh số bệnh nhân tăng đột biến và hầu hết nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch và cần được trợ thở.

Phát biểu họp báo, người phát ngôn Bộ Y tế, bà Siti Nadia Tarmizi cho biết nhu cầu oxy y tế ở Indonesia đã tăng hơn gấp 6 lần, từ mức khoảng 400 tấn mỗi ngày trước đại dịch lên mức 2.500 tấn mỗi ngày hiện nay.

Theo bà Siti, sự gia tăng số lượng bệnh nhân Covid-19 đã được ghi nhận tại các bệnh viện nằm ở các khu vực triển khai lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) khẩn cấp, đặc biệt là ở khu vực Đại Jakarta, tỉnh Tây Java và tỉnh Trung Java.

Trước đó, truyền thông sở tại cho biết lượng dự trữ oxy của Bệnh viện Dr. Sardjito ở thành phố Yogyakarta đã cạn kiệt lúc 20h ngày 3/7, trong khi cơ sở điều trị Covid-19 hàng đầu này đang có nhiều bệnh nhân cần trợ thở và ghi nhận 63 ca tử vong từ tối 3/7 đến sáng 4/7

Cùng ngày 4/7, Bộ Y tế Indonesia đã ghi nhận thêm 27.233 ca mắc Covid-19 mới, thấp hơn một chút so với mức kỷ lục 27.913 ca được ghi nhận trong ngày 3/7 song số lượng xét nghiệm chỉ bằng gần một nửa so với ngày hôm trước.

Đây là ngày thứ 8 liên tiếp số ca mắc Covid-19 trong ngày tại Indonesia ở mức trên 20.000 ca. Trong khi đó, quốc gia Đông Nam Á này cũng ghi nhận thêm 555 ca tử vong, cao hơn mức kỷ lục cũ 539 ca được ghi nhận vào ngày 2/7. Tính đến nay, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 2.284.084 ca mắc và 60.582 ca tử vong.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia cho biết, từ ngày 6/7 tới, tất cả các công dân nước ngoài nhập cảnh vào nước này sẽ phải trình giấy chứng nhận đã tiêm vaccine đầy đủ ngừa Covid-19.

Trong một tuyên bố bằng văn bản ngày 4/7, người phát ngôn cơ quan trên, ông Jodi Mahardi còn nêu rõ người nước ngoài còn phải trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19 trước khi nhập cảnh vào Indonesia. Các nhân viên ngoại giao và quan chức nước ngoài sẽ được miễn trình giấy chứng nhận tiêm vaccine trong khuôn khổ các chuyến thăm chính thức, phù hợp với thông lệ quan hệ ngoại giao được các nước khác áp dụng.

Trong khi đó, công dân Indonesia sẽ phải trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính nếu không có giấy chứng nhận tiêm chủng. Sau khi được cách ly và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, họ sẽ ngay lập tức được tiêm phòng.

Cũng theo các quy định mới của Bộ Y tế, tất cả các công dân nước ngoài và công dân Indonesia sẽ trải qua quá trình cách ly bắt buộc 8 ngày với hai lần xét nghiệm PCR, cụ thể là vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7 sau khi nhập cảnh. Trước đó, thời gian cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh là 5 ngày tại các trung tâm cách ly tập trung hoặc các khách sạn được nhà nước chỉ định.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chống dịch 'quyết liệt hơn, hiệu quả hơn' ở 8 tỉnh, thành phố phía Nam
Tìm khẩn cấp người đến 6 chợ ở TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu
Kinh nghiệm chống dịch trong các khu công nghiệp và đề xuất mở cửa kinh tế thời Covid-19: Trường hợp Malaysia (Kỳ cuối)
Nơi 'an toàn nhất thế giới' giữa đại dịch Covid-19
Phát thông báo khẩn tìm người liên quan đến 9 ca mắc Covid-19 ở Khánh Hòa
(CNN Indonesia/Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm hữu nghị đặc biệt của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Diễn viên Quỳnh Kool, Hoa hậu Mai Phương Thúy hóa nàng thơ, Hoa hậu Kỳ Duyên khoe vai trần gợi cảm.
Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Quốc hội nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật sửa đổi: Công chứng; Quy hoạch đô thị ...
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động