Sochi 2014: “Nước Nga đã làm những gì họ hứa”

Sau hai tuần tranh tài kịch tính, Olympic mùa đông 2014 với khẩu hiệu "Sochi 2014 - Di sản" đã khép lại bằng buổi Lễ bế mạc hết sức xúc động mang theo thông điệp đầy sức nặng của nước Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lễ bế mạc hoành tráng, nhiều màu sắc và đậm chất nghệ thuật.

Hoàn hảo và nhiều bất ngờ

Nhận xét về Sochi 2014, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach đã hết lời ca ngợi khâu tổ chức: "Tối nay, chúng ta có thể nói rằng nước Nga đã làm được những gì họ hứa. Sochi chỉ cần bảy năm để hoàn tất những gì mà các nơi khác phải mất hàng thập kỷ mới làm được. Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy một diện mạo mới của nước Nga: Hiệu quả và thân thiện, yêu nước và hòa nhập. Chúng ta đến Sochi với lòng tôn trọng lịch sử giàu bản sắc của nước Nga. Chúng ta rời nước Nga với tư cách là bạn bè của họ".

Quả thật, không tiếc tiền của và vật lực cho kỳ Thế vận hội mùa Đông, nước chủ nhà đã làm tất cả vì thành công của đại hội. Lần đầu tiên đăng cai tổ chức Olympic mùa Đông tại Sochi, Tổng thống Vladimir Putin đã không ngần ngại bày tỏ thông điệp muốn khôi phục hình ảnh một nước Nga cường thịnh. Và Sochi 2014 đã không chỉ là một giải đấu thể thao đơn thuần, mà vượt lên trên hết, là sự kiện nhằm giới thiệu với bạn bè quốc tế về một đất nước vĩ đại, con người Nga đôn hậu, yêu chuộng hòa bình và yêu thích thể thao - văn hóa.

Theo ước tính, trong những ngày diễn ra Thế vận hội, thành phố Sochi đã tiếp đón khoảng 30.000 phóng viên và 120.000 du khách. Cần nói thêm, Sochi 2014 là Olympic tốn kém nhất trong lịch sử Thế vận hội cho việc xây dựng các công trình thi đấu, hệ thống giao thông, khách sạn, công tác an ninh và truyền thông…

Tính trung bình, mỗi nội dung thi đấu tại Sochi tốn khoảng 510 triệu USD. Con số 50 tỷ USD mà nước chủ nhà Nga đầu tư đã gấp bốn lần so với dự toán ban đầu; vượt qua mức 40 tỷ USD của Olympic Bắc Kinh 2008 và gấp ba lần so với Olympic London 2012. Nước chủ nhà đặc biệt được đánh giá cao về việc xử lý vấn đề thời tiết khi Sochi là Thế vận hội có nhiệt độ cao nhất trong lịch sử và vấn đề đảm bảo an ninh trong bối cảnh trước Thế vận hội đã diễn ra nhiều vụ nổ bom khủng bố. Gần 60.000 cảnh sát đã được huy động, cùng với đó là đội ngũ tình nguyện viên được tuyển chọn kỹ lưỡng lên tới 25.000 người để giúp đỡ các cổ động viên cũng như các vận động viên.

Cuộc đua hấp dẫn, trung thực và cao thượng

Điểm nhấn lớn nhất là các cuộc tranh tài tại Sochi 2014 đã diễn ra hấp dẫn, quyết liệt cho tới ngày thi đấu cuối cùng. Đoàn chủ nhà từ vị trí thứ 11 đã vươn lên nhất toàn đoàn với 13 HCV, 11 HCB và 9 HCĐ. Xếp thứ hai là Na Uy (11 HCV, 5 HCB, 10 HCĐ). Tiếp theo là Canada, Mỹ và Hà Lan. Việc ngôi đầu lần lượt đổi chủ, từ Thụy Sỹ đến Đức, Na Uy và cuối cùng là Nga cho thấy sự đua tranh lành mạnh, trung thực và cao thượng mà bất kỳ sự vi phạm nào về doping đều bị loại trừ ngay lập tức.

Dù về nhất toàn đoàn, thành tích của Nga vẫn chưa thể coi là trọn vẹn khi kết quả ở môn trượt băng nghệ thuật không cao và đặc biệt là còn thiếu tấm HCV ở môn thế mạnh của họ là khúc côn cầu trên băng.

Tổng thống Putin, người rất hâm mộ môn thể thao này, khi đến thăm đoàn Canada, đối thủ mạnh nhất và trực tiếp của đội Nga, đã có một lời chúc vui: "Chúc các bạn thành công, trừ môn khúc côn cầu trên băng!". Cuối cùng thì điều đó đã không xảy ra. Nga đã bị Phần Lan loại sớm ngay từ vòng tứ kết, trong khi Canada tiếp tục bảo vệ thành công hai chức vô địch của cả nam và nữ ở nội dung này.

Khoảnh khắc đầy ấn tượng cuối cùng của Sochi 2014 với hình ảnh chú gấu Misa rơi lệ khi thổi tắt ngọn lửa Olympic - ngọn lửa tượng trưng cho hòa bình, hữu nghị và hợp tác đã liên tục cháy và tỏa sáng trong những ngày thi đấu vừa qua. Một Thế vận hội thành công rực rỡ của nước Nga và những người yêu thể thao trên toàn thế giới. Tạm biệt Olympic Sochi 2014 và hẹn gặp lại ở Olympic Pyeongchang (Hàn Quốc) năm 2018!

AN TÂM

Đọc thêm

Nhiếp ảnh gia ngẫu nhiên chụp được hình loài chim hoét đá quý hiếm

Nhiếp ảnh gia ngẫu nhiên chụp được hình loài chim hoét đá quý hiếm

Loài chim hoét đá quý hiếm lần đầu tiên được chụp ở thác nước Hug Point, bang Oregon, Mỹ.
Các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất

Các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất

Mời độc giả tham khảo các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Indonesia và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Indonesia và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Indonesia sẽ khép lại hành trình của mình tại vòng chung kết U23 châu Á 2024 bằng màn thi đấu với U23 Iraq.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Apple sẽ ra mắt loạt iPad mới tại sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5?

Apple sẽ ra mắt loạt iPad mới tại sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5?

Apple đã gửi thư mời tới giới truyền thông và cộng đồng công nghệ để thông báo về việc sẽ tổ chức một sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5.
Cách khắc phục lỗi laptop không vào được màn hình chính cực hiệu quả

Cách khắc phục lỗi laptop không vào được màn hình chính cực hiệu quả

Lỗi không vào được màn hình chính của laptop là một vấn đề phổ biến mà nhiều người dùng gặp phải. Bài viết này sẽ mách bạn một số cách ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động