📞

Somalia: Quốc gia bị bỏ quên

07:36 | 23/01/2010
Trong khi các cường quốc đang tăng cường nỗ lực chống khủng bố ở các “địa bàn trọng điểm” thì vẫn có những nơi vẫn bị lãng quên. Trong số đó, Somalia được xem như “quả bom hẹn giờ bị bỏ quên”.
Trong khi các cường quốc đang tăng cường nỗ lực chống khủng bố ở các “địa bàn trọng điểm” thì vẫn có những nơi vẫn bị lãng quên. Trong số đó, Somalia được xem như “quả bom hẹn giờ bị bỏ quên”.

Somali có các nhánh của al-Qaeda, mà theo Nathan Mugisha, Tư lệnh lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) tại Somalia, các nhánh này đang trở nên lớn mạnh hơn. Al Shabaah, một tổ chức nổi dậy chống chính phủ Somalia, có liên hệ với al-Qaeda đã nắm giữ các vị trí chiến lược dọc biên giới của Somalia với Kenya. Tổ chức này đã tuyển mộ thanh niên từ các vùng khác nhau trên thế giới, trong đó có châu Phi. Theo Wafula Wamunyinyi, phó đại diện đặc biệt của AU về Somalia, một nửa số tân binh trong tổ chức này là ngườ Kenya, một số từ các nước như Uganda, Tanzania, Burundi, Afghanistan, Pakistan, Mỹ, Bangladesh và nhiều nước khác. Sự lớn mạnh của Al Shabaah đã chưa được thế giới chú tâm đúng mức.

 

Các chuyên gia quân sự cảnh báo, trong bối cảnh cuộc chiến chống al-Qaeda ngày càng được tăng cường, Somalia sẽ trở thành thiên đường cho al-Qaeda ẩn náu.

 

Tuy nhiên, việc Somalia bị bỏ quên cũng là điều dễ hiểu. Somalia không thể so sánh với Afghanistan, Iraq – những nơi có địa chính trị quan trọng hoặc với nước CH Conggo giàu khoáng sản. Somalia không có lợi ích kinh tế quan trọng đối với các nước phát triển hoặc đối với những công ty đa quốc gia lớn. Thực tế, châu Phi nên và phải chịu trách nhiệm lập lại hòa bình cho Somalia vì châu lục này sẽ là nơi đầu tiên hứng chịu hậu quả nếu al-Qaeda được phép xây dựng những căn cứ lớn mạnh tại đất nước này. 

 

Theo ước tính, Somalia hiện cần sự hiện diện của 40.000 binh sĩ, trong đó 20.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình và 20.000 quân của Chính phủ Somalia mới có thể từng bước thiết lập được sự ổn định. Tuy nhiên, việc triển khai này thậm chí khó khả thi vì các nước góp binh sĩ gìn giữ hòa bình trong AU đang eo hẹp tài chính.

 

Hơn nữa, sức mạnh quân sự không phảil là chìa khóa duy nhất để mở ra sự ổn định cho Somalia. Tờ “al-Hayat” của Saudi Arabia cho rằng có lẽ sai lầm của các nhà lý luận phương Tây và các chuyên gia quân sự cùng những nhà hoạch định chiến lược chống khủng bố và cực đoan là họ ngồi trong phòng điều hòa để vẽ những tấm bản đồ xa rời thực tế và chiến trường. Họ không tính đến những yếu tố như: vai trò của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), hay một số quốc gia Arập có khả năng đứng ra làm trung gian hoà giải, dập tắt hận thù. Thiếu sự can dự của những nước này chỉ khiến tình hình tại Somalia thêm xấu hơn.

 

Ngân Thơ