Nhỏ Bình thường Lớn

Loạt ngân hàng trung ương 'nối gót' Fed

Ngày 21/9, Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) có động thái tương tự Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khi quyết định giữ nguyên lãi suất.
Loạt ngân hàng trung ương 'nối gót' Fed
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Indonesia được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước, mức tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư tăng lên. (Nguồn: Indonesia Expat)

Cụ thể, BI thông báo tiếp tục duy trì lãi suất kỳ hạn 7 ngày ở mức 5,75% và duy trì lãi suất cơ sở tiền gửi qua đêm ở mức 5% và lãi suất cơ sở cho vay ở mức 6,50%.

Giới chuyên gia tài chính cho rằng, việc BI giữ nguyên mức lãi suất là phù hợp với kỳ vọng thị trường cũng như dự báo của hãng tin Bloomberg và tờ The Wall Street Journal trước đó.

Tin liên quan
Fed Fed 'đánh tiếng' về hướng đi của chính sách tiền tệ, Phố Wall chìm trong sắc đỏ

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tồn tại nhiều lo ngại về sự ổn định của đồng Rupiah - vốn đã mất giá hơn 2,5% so với đồng USD trong quý này và trở thành một trong những cặp tiền tệ yếu nhất ở châu Á.

Thống đốc BI Perry Warjiyo trấn an thị trường rằng, đồng Rupiah đang được kiểm soát theo các biện pháp chính sách vĩ mô an toàn. BI đã thực hiện một số chính sách khuyến khích dòng vốn nước ngoài và ổn định đồng nội tệ, đồng thời duy trì lãi suất hỗ trợ tăng trưởng.

Bất chấp lời kêu gọi từ các nhà lập pháp Indonesia về việc nới lỏng chính sách tiền tệ "táo bạo nhưng có chừng mực" để thúc đẩy niềm tin kinh tế, BI vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát tiềm ẩn do giá gạo và dầu tăng.

Ngoài ra, BI vẫn duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Indonesia ở mức 4,5-5,3%. Lạm phát của nước này dự kiến vẫn trong phạm vi mục tiêu 2%-4% trước khi giảm xuống 1,5%-3,5% vào năm 2024.

Ông Warjiyo hy vọng, sự ổn định của đồng Rupiah tiếp tục, phản ánh tâm lý tích cực của nhà đầu tư đối với triển vọng kinh tế của Indonesia, tình hình lạm phát thấp và lợi nhuận hấp dẫn từ tài sản tài chính trong nước.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Indonesia được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước, mức tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư tăng lên.

* Cũng trong ngày 21/9, BoE quyết định giữ lãi suất ở mức 5,25% sau cuộc bỏ phiếu sít sao tại cuộc họp của 9 thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC).

Sau khi lạm phát trong tháng 8/2023 thấp hơn dự kiến, 5 thành viên MPC ủng hộ việc giữ nguyên lãi suất, trong đó có Thống đốc BoE Andrew Bailey, người bỏ phiếu cuối cùng mang tính quyết định.

Đây là đợt ngừng tăng lãi suất đầu tiên của BoE sau 14 lần tăng liên tiếp kể từ tháng 12/2021, theo đó lãi suất đã tăng từ 0,1% lên 5,25% hiện nay.

Mặc dù đưa ra ít bình luận về các động thái tương lai, MPC cho rằng, lãi suất hiện đã đủ cao để bảo đảm khôi phục sự ổn định giá cả.

Ủy ban này nhấn mạnh: “Chính sách tiền tệ cần hạn chế trong thời gian đủ dài đưa lạm phát về mục tiêu 2% một cách bền vững trong trung hạn”.

Phát hiện 'kho báu' ở nơi từng bị lãng quên, chẳng cần Nga, châu Âu tự tin 'né' khủng hoảng năng lượng

Phát hiện 'kho báu' ở nơi từng bị lãng quên, chẳng cần Nga, châu Âu tự tin 'né' khủng hoảng năng lượng

Các quốc gia trên khắp châu Âu đang chuẩn bị kỹ lưỡng cho mùa Đông tới, trong bối cảnh những "báo động đỏ" về thị ...

Kinh tế Anh rơi vào vùng xoáy khủng hoảng, 'vũ khí' của London phản tác dụng, lỗi tại Brexit?

Kinh tế Anh rơi vào vùng xoáy khủng hoảng, 'vũ khí' của London phản tác dụng, lỗi tại Brexit?

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại Anh hiện là một trong những vấn đề có thể lấy đi số lượng lớn phiếu ủng ...

Để nền kinh tế tiếp tục vượt ‘gió ngược’

Để nền kinh tế tiếp tục vượt ‘gió ngược’

Kinh tế Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước những “cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết ...

Vật lộn tái cơ cấu nợ hậu phá sản, liệu Evergrande sẽ trở thành Lehman Brothers của Trung Quốc?

Vật lộn tái cơ cấu nợ hậu phá sản, liệu Evergrande sẽ trở thành Lehman Brothers của Trung Quốc?

Với việc tập đoàn bất động sản lớn của Trung Quốc là Evergrande nộp đơn xin bảo hộ phá sản đã tác động mạnh đến ...

(theo TTXVN)

Tin cũ hơn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua