Nhỏ Bình thường Lớn

Sự cố ngoại giao đối với Tổng thống Bolivia

Chuyên cơ đang chở các Nguyên thủ quốc gia bao giờ cũng được hưởng những quyền ưu đãi miễn trừ và thường được đặc biệt ưu tiên khi xin phép bay qua không phận của các quốc gia khác. Tuy nhiên, tối ngày 2/7 vừa qua, chuyên cơ chở Tổng thống Bolivia Evo Morales đã không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào sau khi nó cất cánh từ Nga.
Ảnh minh họa.

Buộc phải hạ cánh

Theo như chương trình dự định, sau khi tổng thống Evo Morales gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà xuất khẩu khí đốt tổ chức tại điện Kremlin, chuyên cơ của ông sẽ bay qua không phận một số nước châu Âu để trở về Nam Mỹ nhưng vào phút chót Pháp, Italy và Bồ Đào Nha lấy lý do kỹ thuật đã không cho phép chiếc chuyên cơ được bay qua các nước này. Chiếc máy bay buộc phải hạ cánh xuống sân bay Vienna, thủ đô nước Áo lúc gần 10 giờ đêm. Tổng thống Áo Heinz Fischer ra sân bay gặp vị khách không mời Bolivia và ông Morales cùng đoàn tùy tùng phải ngủ lại tại một khách sạn ở Vienna. Sáng hôm sau, ngày 3/7, Tây Ban Nha cho phép chuyên cơ được bay qua và sau đó là các nước châu Âu khác. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Áo Karl-Heinz Grundboeck cho biết việc kiểm tra hộ chiếu của toàn bộ phái đoàn cấp cao Bolivia đã được tiến hành nhưng trái với mọi tin đồn Edward Snowden không có trên chuyên cơ. Như vậy, lý do thực sự của việc Pháp, Italy và Bồ Đào Nha gây khó dễ cho Tổng thống Bolivia đã rõ: đó chính là tin đồn trên chuyên cơ có điệp viên Snowden, người đang bị Mỹ truy lùng gắt gao vì tội tiết lộ các bí mật của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA). Trước đó, khi trả lời Đài truyền hình Nga Russia Today, Tổng thống Morales cũng cho biết ông sẽ xem xét khả năng cho điệp viên này được tị nạn ở Bolivia.

Nam Mỹ nổi giận

Ngay tại Vienna, Bộ trưởng Ngoại giao Bolivia David Choquehuanca đã lên tiếng phủ nhận sự có mặt của Snowden trên máy bay và cho biết các nước Pháp, Italy, Bồ Đào Nha sẽ phải giải thích lý do tại sao họ bị hủy bỏ giấy phép bay. Ông nói: "Chúng tôi không biết ai đã nghĩ ra sự dối trá này và muốn tố cáo với cộng đồng quốc tế về sự bất công đối với chuyên cơ của Tổng thống Evo Morales". Ông cũng không ngần ngại khi nêu đích danh Mỹ đã đứng đằng sau sự việc và cho rằng điều đó có thể "đe dọa đến tính mạng của Tổng thống". Bộ trưởng Quốc phòng Bolivia Ruben Saavedra thì coi "đây là một hành động thù địch của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và chính phủ các nước châu Âu". Nhưng không chỉ có các nhà chức trách Bolivia lên tiếng phản đối, nhiều nước Nam Mỹ cảm thấy bị xúc phạm và coi thường nên cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các nước đã cố tình gây ra sự cố ngoại giao này. "Họ đã vi phạm các quyền miễn trừ quốc tế nhằm bảo vệ các nguyên thủ quốc gia, tất cả chỉ vì ám ảnh đế quốc", Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro viết trên trang Twitter cá nhân. Còn Ngoại trưởng Venezuela coi sự việc là "sự tấn công thô bạo, láo xược" của chính phủ nhiều nước châu Âu và Mỹ. Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino cho rằng việc không cho một vị nguyên thủ Nam Mỹ đi qua chỉ vì tình nghi có ông Snowden trên máy bay là không thể chấp nhận được và là một sự "xúc phạm".

Tại thủ đô La Paz, rất nhiều người Bolivia đã đến biểu tình trước Đại sứ quán Pháp và hô vang các khẩu hiệu "Bolivia muôn năm. Tổng thống Evo muôn năm". Nhiều người dân Bolivia cũng dự định sẽ biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ, Italy, Bồ Đào Nha trong các ngày tới để biểu thị sự phản đối trước hành động thù địch của các nước này đối với Bolivia.

H.B (tổng hợp từ báo chí nước ngoài)

Tin cũ hơn

Tòa nhà thuộc sở hữu của chính phủ, từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công Tòa nhà thuộc sở hữu của chính phủ, từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công
Thái Lan bắt đầu tiến trình bầu cử Thượng viện theo quy trình mới Thái Lan bắt đầu tiến trình bầu cử Thượng viện theo quy trình mới
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tăng cường tấn công Rafah, Ai Cập, Nam Phi 'lên tiếng', HĐBA LHQ quan ngại về các ngôi mộ tập thể Xung đột ở Dải Gaza: Israel tăng cường tấn công Rafah, Ai Cập, Nam Phi 'lên tiếng', HĐBA LHQ quan ngại về các ngôi mộ tập thể
Triều Tiên đẩy mạnh nền kinh tế quốc phòng, nâng cấp hệ thống tên lửa phóng loạt, củng cố khả năng tác chiến pháo binh Triều Tiên đẩy mạnh nền kinh tế quốc phòng, nâng cấp hệ thống tên lửa phóng loạt, củng cố khả năng tác chiến pháo binh
Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều
Mỹ gửi gói viện trợ thứ 3 liên tiếp bù đắp những tháng hỗ trợ hạn chế, Czech cung cấp mô hình chiến đấu cơ F-16 đầu tiên Mỹ gửi gói viện trợ thứ 3 liên tiếp bù đắp những tháng hỗ trợ hạn chế, Czech cung cấp mô hình chiến đấu cơ F-16 đầu tiên
Nga phát động cuộc tấn công bất ngờ trên bộ vào vùng Đông Bắc Ukraine, mở mặt trận mới Nga phát động cuộc tấn công bất ngờ trên bộ vào vùng Đông Bắc Ukraine, mở mặt trận mới
Lực lượng an ninh Ấn Độ tiêu diệt phiến quân Lực lượng an ninh Ấn Độ tiêu diệt phiến quân
Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow
Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận
Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới? Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?
Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên