Sự thật Công thư 1958

Ghi nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, nội dung công thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có một từ nào đề cập Hoàng Sa và Trường Sa. Vậy nhưng với tham vọng bành trướng lãnh thổ, Trung Quốc lại lập luận xuyên tạc, viện dẫn sai lệch rằng Công thư 1958 đã thừa nhận quần đảo Tây Sa (theo cách gọi của Trung Quốc) và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Vậy nội dung công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là gì? Ý nghĩa pháp lý của công thư này đối với chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ra sao?

Hoàn cảnh đặc thù

Về bối cảnh ra đời của Công thư 1958, các nhà chức trách và các nhà nghiên cứu Việt Nam đã chỉ rõ, Công thư do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ra đời trong bối cảnh Chính phủ Mỹ gia tăng can thiệp vào Việt Nam. Từ năm 1956, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở phía Bắc tranh thủ sức mạnh của quốc tế, tập trung giải phóng miền Nam. Trung Quốc là một trong những chính quyền thuộc phe xã hội chủ nghĩa tích cực ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Giai đoạn này, Trung Quốc cũng đứng trước nguy cơ chia cắt lãnh thổ. Tháng 5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Hạm đội 7 của Mỹ tiến vào eo biển Đài Loan để bảo hộ hòn đảo này mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Với quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công các hòn đảo như Kim Môn, Mã Tổ tạo ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Trong thế giằng co, tháng 8/1958, Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn dẫn đến cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Mỹ tiếp tục điều Hạm đội 7 đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến Kim Môn và Mã Tổ.

Cũng trong năm 1958, Hội nghị Công ước Luật biển lần thứ nhất của Liên hợp quốc (LHQ) nhóm họp trong bối cảnh những tranh cãi về vùng lãnh hải giữa các quốc gia gia tăng. Phía Mỹ cho rằng lãnh hải chỉ có chiều rộng 3 hải lý còn một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý. Ngày 29/4/1958, LHQ thông qua bốn Công ước gồm: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, Công ước về đại dương, Công ước về đánh bắt và bảo toàn các nguồn sinh vật trong đại dương và Công ước về thềm lục địa. Hạn chót để các quốc gia là thành viên của LHQ có thể ký nhận các công ước này là ngày 31/10/1958.

Vì vậy, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đưa ra một Tuyên bố để khẳng định chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý và bảo vệ lãnh thổ của Trung Quốc trước nguy cơ tấn công của Mỹ.

Với tinh thần ủng hộ quốc gia thuộc phe xã hội chủ nghĩa đã tích cực ủng hộ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công thư ngày 14/9/1958, một cử chỉ ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc.

Toàn văn công thư thể hiện: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển".

Giá trị pháp lý như thế nào?

"Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thật ra là một bức công điện", Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an trả lời như vậy với tờ Tuổi trẻ. "Mục đích của nó không liên quan đến việc xác định chủ quyền. Nên nhớ vào năm 1958, tiềm lực quốc phòng của Mỹ ở thế áp đảo, gấp 10 lần tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc. Tàu chiến của Mỹ suốt ngày hành trình ở bờ biển Phúc Kiến (Đài Loan), thậm chí chĩa pháo vào Trung Quốc. Việt Nam khi đó là đồng minh của Trung Quốc. Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng do đó chuyển tải thông điệp là 25 triệu người Việt Nam đứng bên cạnh 650 triệu người Trung Quốc. Đó là tinh thần thực chất".

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông kiêm cố vấn học thuật của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa cho rằng Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mang một sự cam kết về mặt chính trị hơn là về pháp lý và đây cũng là một hình thức mà các nước xã hội chủ nghĩa thường sử dụng để thể hiện tinh thần anh em trong phong trào vô sản quốc tế.

Khi đưa ra lập luận để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc thường viện đến Công thư 1958 như một bằng chứng về cơ sở pháp lý. Nhưng rõ ràng, về mặt pháp lý, Công thư năm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký chỉ là một tuyên bố đơn phương, nhằm mục đích trả lời Tuyên bố về vùng lãnh hải rộng 12 hải lý của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Công thư cũng không nêu tên bất cứ quần đảo nào. Rõ ràng, việc Trung Quốc suy diễn với Công thư 1958 rằng Việt Nam đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này hoàn toàn không có cơ sở.

Theo các chuyên gia luật pháp quốc tế, việc giải thích ý chí của một quốc gia trong một tuyên bố đơn phương cần phải được diễn giải một cách thận trọng và đối tượng của sự cam kết trong tuyên bố đơn phương đó phải được xác định chính xác. Các yêu sách về lãnh thổ trong luật quốc tế, cũng như sự từ bỏ các yêu sách đó phải được trình bày một cách rõ ràng và không có suy diễn. Công thư do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa. Thêm nữa, với các sự chuyển nhượng lãnh thổ, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không có thẩm quyền quyết định mà phải do cơ quan quyền lực tối thượng ở Việt Nam là Quốc hội quyết định.

Hơn nữa, theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, với các quy định trong Hiệp định Geneva năm 1954 thì lúc này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại song song hai quốc gia, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc Việt Nam Cộng hòa. Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17, vì thế về mặt pháp lý, hai quần đảo này là đối tượng quản lý của Việt Nam Cộng hòa và vì thế, những tuyên bố của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Hoàng Sa, Trường Sa vào thời điểm này là không có giá trị pháp lý./.


"Công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là văn bản ngoại giao, nó có giá trị pháp lý về những vấn đề được nêu trong nội dung, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nên đương nhiên nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa.

giá trị công thư cũng phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi cho Trung Quốc trong bối cảnh Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam cộng hòa theo Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc có tham gia. Do đó, tôi xin nói logic thông thường là bạn không thể cho người khác cái gì khi bạn chưa có được".

(Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao).



THẢO NGUYÊN (tổng hợp)



 

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 25/4. Lịch âm hôm nay 25/4/2024? Âm lịch hôm nay 25/4. Lịch vạn niên 25/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Xem tử vi 25/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 25/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4 - xổ số hôm nay 25/4. trực tiếp xổ số miền Trung 25/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 25/4. xổ số miền Trung thứ 5. ...
XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 25/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động