Cuộc nội chiến Sudan kéo dài hơn 1 năm đã buộc gần 10 triệu người phải di tản, gây ra nạn đói trên diện rộng và chứng kiến làn sóng bạo lực sắc tộc. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 9/10, báo The Washington Post dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố, ông Algoney, cũng em trai của người đứng đầu RSF Mohammed Hamdan Dagalo (Hemedti), dính líu đến các hoạt động tài trợ và cung cấp vũ khí cho RSF, dẫn đến leo thang xung đột và khiến tình hình nhân đạo trở nên tồi tệ hơn ở Sudan.
Tin liên quan |
Vỡ đập kinh hoàng ở Sudan, hàng trăm người mất tích |
Washington cho biết, các biện pháp trừng phạt mới là một phần trong những nỗ lực quốc tế rộng khắp nhằm khôi phục hòa bình ở Sudan.
Theo giới phân tích, lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến khả năng sở hữu vũ khí của RSF, đồng thời có nguy cơ làm suy yếu năng lực chiến đấu của lực lượng này.
Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi (AU), đã lên án những hành vi vi phạm nghiêm trọng của các lực lượng tham chiến ở Sudan.
Khi các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với những nhà lãnh đạo liên quan cuộc xung đột ở Sudan vẫn tiếp diễn, áp lực buộc các bên tham chiến phải ngồi vào bàn đàm phán và tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng dự kiến sẽ gia tăng.
Trong khi đó, ngày 9/10, hãng tin Reuters cho biết, chỉ huy RSF Mohamed Hamdan Dagalo đã cáo buộc Ai Cập dính líu đến những cuộc không kích của quân đội Sudan nhắm vào tổ chức bán quân sự này.
Ông Dagalo cũng cáo buộc Cairo huấn luyện và cung cấp thiết bị bay không người lái (UAV) cho quân đội Sudan (SAF), lực lượng gần đây đang chiếm ưu thế trong cuộc xung đột đã tàn phá đất nước Sudan suốt gần 18 tháng qua.
Ngoài ra, Chỉ huy RSF còn đề cập lính đánh thuê Tigrayan, Eritrea, Azerbaijan và Ukraine hiện có mặt ở Sudan, đồng thời nhắc lại cáo buộc Iran tham gia cuộc chiến cùng với SAF.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ai Cập sau đó ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc của ông Dagalo về vai trò của Cairo trong cuộc chiến đang diễn ra ở Sudan. Tuyên bố nêu rõ: “Ai Cập kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm hiểu rõ bằng chứng chứng minh những gì chỉ huy RSF nói là sự thật”.
Mặc dù được coi là có quan hệ thân thiết với SAF và Tổng Tư lệnh SAF -Tướng Abdel Fattah al-Burhan, nhưng Ai Cập Cairo đã tham gia các nỗ lực của Mỹ và Saudi Arabia để hòa giải các bên trong cuộc xung đột ở nước láng giềng phía Nam. Cairo cũng đã tổ chức những cuộc đàm phán giữa các phe phái chính trị đối địch ở Sudan vào đầu năm nay.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, cuộc nội chiến Sudan, nổ ra từ tháng 4/2023, đã buộc gần 10 triệu người - tương đương 1/5 dân số của quốc gia Đông Bắc Phi - phải trong nước hoặc di tản sang các nước láng giềng, gây ra nạn đói trên diện rộng và chứng kiến làn sóng bạo lực sắc tộc.
| Xung đột, mưa lũ tàn phá Sudan, một nửa dân số bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngày 11/9, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) Abdul Hakim Elwaer cảnh báo tình hình ... |
| Điểm tin thế giới sáng 13/9: Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ quốc tế, Trung Âu báo động cao, LHQ gia hạn cấm vận vũ khí với Sudan Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 13/9. |
| Cao ủy Nhân quyền LHQ: Xung đột ở Sudan 'đã quá đủ rồi' Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) Volker Turk ngày 27/9 gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình giao tranh ngày càng ... |
| Sudan: Quân đội tấn công dữ dội thủ đô Khartoum; lực lượng bán quân sự gửi thông điệp tới LHQ Ngày 26/9, quân đội Sudan đã mở một cuộc tấn công lớn nhắm vào lực lượng bán quân sự đối địch ở thủ đô Khartoum, ... |
| UAE cáo buộc quân đội Sudan tấn công toà nhà đại sứ quán, yêu cầu chịu trách nhiệm cho hành động 'hèn nhát' Bộ Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 30/9 cho biết một máy bay quân sự của Sudan tấn công nơi ... |