![]() |
Hình ảnh trên đường phố nước Đức. (Nguồn: Getty) |
Trong một thời gian dài, nước Đức được coi là mỏ neo của sự ổn định kinh tế ở châu Âu. Nhưng trong năm năm trở lại đây, kinh tế Đức hầu như không tăng trưởng. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới gần như “dậm châm tại chỗ” từ khi xảy ra đại dịch Covid-19. Nền kinh tế suy giảm trong năm 2023 và 2024, ghi nhận mức giảm hàng năm liên tiếp đầu tiên kể từ đầu những năm đầu thập niên 2000. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế Đức sẽ tăng trưởng ở mức khiêm tốn 0,3% trong năm 2025.
Giá năng lượng cao đang gây áp lực lên các công ty nên ngày càng nhiều công ty rời khỏi nước Đức và người tiêu dùng ngày càng do dự hơn khi mua sắm.
Trong khi đó, kinh tế Anh đã suy giảm 0,1% vào tháng Một trước khi Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves công bố gói ngân sách mùa Xuân vào cuối tháng Ba. Nhà kinh tế trưởng Yael Selfin tại hãng kiểm toán KPMG UK cho biết: "Nền kinh tế Anh bắt đầu năm 2025 với sự thụt lùi khi sự bất ổn toàn cầu phủ bóng đen lên triển vọng".
Tại Mỹ, khảo sát sơ bộ vào tháng Ba cho thấy tâm lý người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm, trong khi kỳ vọng lạm phát dài hạn tăng mạnh nhất kể từ năm 1993, khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh việc tăng thuế đối với hàng hóa nước ngoài.
Theo khảo sát của Đại học Michigan, kỳ vọng tài chính của người tiêu dùng giảm xuống mức thấp kỷ lục. Trong tháng Hai, giá tiêu dùng của Mỹ tăng ở tốc độ chậm nhất trong bốn tháng. Các nhà kinh tế dự đoán rằng một cuộc chiến thương mại leo thang sẽ làm tăng giá cả của nhiều loại hàng hóa, từ thực phẩm đến quần áo trong những tháng tới, thử thách khả năng phục hồi của người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế.
Tại châu Á, giá tiêu dùng ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) hôm 9/3 công bố báo cáo cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - một thước đo chuẩn để đo lường lạm phát - trong tháng Hai giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tại Ấn Độ, lạm phát giảm xuống dưới mức mục tiêu của ngân hàng trung ương vào tháng trước, cho phép các nhà hoạch định chính sách tiếp tục cắt giảm lãi suất khi nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn mới từ xung đột thương mại toàn cầu.
Kinh tế Mỹ đón nhiều tin vui, thâm hụt thương mại giảm mạnh Mới đây, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới là 15%, giảm 5% so ... |
Trung Quốc cắt giảm lãi suất, chuyên gia kinh tế nói gì? Việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất để đạt mục tiêu tăng trưởng 5% được cho là dấu hiệu tích cực. ... |
Kinh tế thế giới nổi bật: Gazprombank của Nga giảm lo ngại bởi trừng phạt, Mỹ có thể suy thoái vì chính sách thuế quan, Đức đón lượng du khách kỷ lục OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu, Nga thay đổi phương thức thanh toán khí đốt, chính sách thuế quan và nhập cư ... |
Kinh tế thế giới: Nhiều thương hiệu lớn vẫn ‘lưu luyến’ thị trường Nga, Tổng thống Trump muốn TikTok ở Mỹ, thêm quốc gia cấm DeepSeek Trung Quốc Nhiều thương hiệu lớn sẽ quay trở lại thị trường Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng vẫn có thể đạt được thỏa thuận ... |
Kinh tế Ấn Độ giảm tốc, 'phủ bóng đen' lên tham vọng thành cường quốc vào năm 2047 Theo trang tin Diễn đàn Đông Á, đà tăng trưởng của Ấn Độ đã bị suy giảm đáng kể trong quý II của năm tài ... |