Suy ngẫm về ASEAN khi Cộng đồng ra đời

Chắc chắn rằng năm 2015 sẽ đi vào lịch sử Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) như một mốc lớn vì nó đánh dấu sự ra đời của một thể chế mới chặt chẽ hơn, ở tầm cao hơn mang tên "Cộng đồng ASEAN".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
suy ngam ve asean khi cong dong ra doi

Lãnh đạo các nước ASEAN tại Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về “Thành lập Cộng đồng ASEAN".

Trước sự kiện lớn lao như vậy hẳn mỗi công dân Cộng đồng đều nhìn lại quá khứ, đánh giá hiện tại và kỳ vọng về tương lai của khu vực. Là người trực tiếp “dính dáng” tới việc nước ta gia nhập và hoạt động trong ASEAN ngay từ đầu, lúc này trong tôi bỗng nảy sinh nhiều suy ngẫm, tựu trung lại được thể hiện trong hai chữ: "không ngờ" và "hy vọng".

Vì sao không ngờ? Thế hệ 8-x chúng tôi (tức là những người đã bước vào cái tuổi 80 chứ không phải là những người sinh ra vào những năm 80 thế kỷ trước) còn nhớ như in tình hình khu vực suốt 70 năm qua, trong đó một phần hai thế kỷ bị chia lìa, thù nghịch. Riêng Việt Nam ta đã từng là nạn nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp suốt 30 năm trời và tình trạng bị bao vây cô lập suốt 10 năm, trong đó điều đáng buồn là có sự tham gia của cả một số nước Đông Nam Á. Thử hỏi thực trạng ấy làm sao không gây ra sự nghi kỵ lẫn nhau?

Nào ngờ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam, tiếp đến là Lào, Campuchia và Myanmar lần lượt gia nhập ASEAN, nhờ vậy Hiệp hội đã quy tụ tất cả mười quốc gia trong khu vực. Thú thực, lúc nước ta mới gia nhập ASEAN, chúng tôi gặp mặt các quan chức ASEAN cũng còn ngượng nghịu lắm, một phần vì lạ nước lạ cái, phần khác do trong một thời gian dài đã tiếng bấc tiếng chì. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau đã trở nên thân thiết, thẳng thắn chia sẻ, trao đổi quan điểm, đi tới nhất trí trên nhiều vấn đề. Hơn thế nữa, ngày càng hòa đồng với nhau, cùng thưởng thức sầu riêng, cùng nhau hát karaoke, cùng chơi golf. Tiếng vậy, nhưng trước đấy cũng chẳng ngờ ASEAN sẽ trở thành Cộng đồng không chỉ về kinh tế - xã hội mà cả về an ninh!

Phải chăng ẩn sau hiện tượng đó là hai động lực: khát vọng có hòa bình, ổn định và hợp tác để cùng phát triển và lòng mong muốn tự lực, tự cường, thoát khỏi vòng cương tỏa của các thế lực bên ngoài để trở thành đối tác bình đẳng với các nước gần xa.

Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, nước ta khởi động công cuộc đổi mới về mọi mặt: ở bên trong chuyển từ thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu - bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường, ở bên ngoài theo đuổi chính sách mở cửa và sau này nâng thành chính sách hội nhập khu vực và quốc tế. Trong khuôn khổ đó, gia nhập ASEAN trở thành một khâu đột phá. Đòn bẩy đưa tới bước ngoặt như vậy cũng là hai động lực nêu trên. Lợi ích của nước ta và lợi ích của sáu nước thành viên cũ của ASEAN bắt gặp nhau, đưa nước ta và các nước trong khu vực trở thành những người bạn cùng hội, cùng thuyền.

Con thuyền mang tên ASEAN tiến dần lên phía trước và ngày nay cập bến mang tên "Cộng đồng". Vậy nơi bến bờ mới, cơ hội gì sẽ mở ra, thách thức gì sẽ đón đợi? Câu trả lời chuẩn xác chỉ có thể có được thông qua thực tế; ngay lúc này chỉ có thể mường tượng đôi điều.

Chắc chắn rằng, trở thành Cộng đồng, ASEAN sẽ gắn kết chặt chẽ hơn về mọi mặt, vị thế quốc tế sẽ cao hơn. Trước khi tới bến "Cộng đồng", ASEAN đã nổi lên như một hiệp hội khu vực có uy tín cao, thu hút tất cả những đối tác quan trọng hàng đầu thế giới, đóng vai trò dẫn dắt trong nhiều sáng kiến khu vực. Nay trở thành Cộng đồng chắc chắn tiếng thơm ấy sẽ lan tỏa rộng hơn.

Với sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), một thị trường và một cơ sở sản xuất duy nhất sẽ hình thành, góp phần làm cho các nước trong khu vực phồn vinh và gia tăng sức hấp dẫn đối với các đối tác bên ngoài.

Dựa trên cột trụ chính trị - an ninh, ASEAN sẽ có điều kiện xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định vững chắc hơn cho nhân dân các nước Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường quan trọng hàng đầu của thế giới.

Với sự hình thành Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, người dân sẽ được chăm lo tốt hơn, được thụ hưởng phúc lợi cao hơn, một môi trường sống trong lành hơn, có điều kiện giao lưu rộng rãi hơn và thỏa sức phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của mình.

Đó là những kỳ vọng. Còn chúng có trở thành hiện thực hay không thì mọi việc tùy thuộc vào người dân và nỗ lực của chính phủ các nước thành viên cũng như cách ứng xử của các nước bên ngoài, nhất là các nước lớn đối với khu vực.

Hào hứng trước bước phát triển mới có lẽ không nên quên những trở ngại, thách thức đang rình rập.

ASEAN bao gồm mười quốc gia có lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển kinh tế… rất khác nhau, từ đó lợi ích quốc gia - dân tộc không đồng nhất. Thực trạng ấy đôi khi tạo nên cục diện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Nội tình các nước thành viên cũng rất đa dạng, có nước có lúc chưa thật ổn định, quan hệ giữa nước này với nước kia không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái.

Do hoàn cảnh, do truyền thống và do lợi ích riêng nên các nước thành viên đều hướng ngoại và khá kênh nhau về mức độ thân - sơ trong quan hệ với các nước bên ngoài, ngược lại, nước này, nước khác bên ngoài vì lợi ích của mình lại tìm cách gây nên tình trạng ly tâm trong Hiệp hội. Căng thẳng trên Biển Đông chắc còn tiếp tục tác động tiêu cực tới khu vực, đòi hỏi mọi nước thành viên vượt qua lợi ích riêng, đồng tâm hiệp lực phấn đấu cho mục tiêu hòa bình, ổn định chung.

Trình độ phát triển kinh tế các nước thành viên không đồng nhất, hợp tác kinh tế nội khối chưa thật cao, trong khi các FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn cao ồ ạt ra đời, thách thức các thỏa thuận trong khuôn khổ AEC còn đang ở mức thấp.

Vốn mang tiếng là tổ chức của các quan chức chính phủ, làm thế nào để biến Cộng đồng thành tổ chức của người dân tiếp tục là một nhiệm vụ không dễ dàng. Để bảo đảm nguyên tắc đồng thuận, thể chế trong ASEAN còn phức tạp, họp hành triền miên tiếp tục là một thách thức cần phải vượt qua.

Đáng ra vào thời điểm trọng đại này chỉ nên nói tới những điều thuận chiều nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu không nhận diện những thách thức để vượt qua thì những điều thuận sẽ không thể phát huy. Hy vọng rằng sự hình thành Cộng đồng sẽ thúc đẩy các nước thành viên vai kề vai, tay trong tay vượt qua mọi trở ngại, đưa con thuyền ASEAN tiến mạnh lên phía trước.

Bài viết cùng chủ đề

Cộng đồng ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, từ ngày 26/11, Đông Bắc Bộ, phía Tây Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra ...
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Vào tuần trước, nhóm tác chiến Hải quân Mỹ do 1 tàu sân bay và 3 tàu khu trục dẫn đầu, đã ghé thăm cảng tại 3 quốc gia giáp ...
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Chiều 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Công bố 'Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt ...
Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 459 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 146.700,5 tỷ đồng.
Mexico, Canada và Trung Quốc sắp đồng loạt vào 'tầm ngắm' áp thuế của ông Trump

Mexico, Canada và Trung Quốc sắp đồng loạt vào 'tầm ngắm' áp thuế của ông Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả hàng hóa từ Mexico và Canada nhập khẩu vào Mỹ.
Top 10 nhà sản xuất ô tô điện có doanh số cao nhất thế giới

Top 10 nhà sản xuất ô tô điện có doanh số cao nhất thế giới

Bảng xếp hạng 10 nhà sản xuất ô tô điện có doanh số cao nhất thế giới từ đầu 2024 đến hết quý III, Tesla dẫn đầu với gần 1,3 ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động