Thiết bị phòng cháy "Made in Vietnam" ở nhà xưởng hạt Oxfordshire, trung tâm công nghiệp có lịch sử 200 năm sản xuất xe hơi và thiết bị phòng cháy gần sông Thames, Anh. (Nguồn: S-Fire) |
Trên thị trường đang có nhiều mặt hàng thiết bị PCCC, người dân nên lựa chọn phương tiện thế nào để đảm bảo chất lượng?
Việc người dân có ý thức chủ động mua sắm các trang thiết bị PCCC và CNCH cho gia đình là điều rất đáng mừng.
Ngoài các phương tiện phòng cháy tại chỗ như bình chữa cháy, tủ chữa cháy (van, cuộn vòi..), Symphon of the Fire (S-Fire) khuyến cáo người dân nên tự trang bị phương tiện thoát nạn gồm: mặt nạ thoát hiểm, thang dây thoát hiểm cố định, thang dây, cảm biến khói, chăn chữa cháy, còi báo hiệu, đèn pin, búa rìu phá dỡ, dây hạ chậm, bộ quần áo chống cháy, túi sơ cứu.
Nhu cầu mua hàng thiết bi PCCC gia tăng, người dân nên cẩn thận lựa chọn các trang thiết bị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm định. Đồng thời, chủ động tìm hiểu tính năng, tác dụng, cách sử dụng của các phương tiện này để có thể sử dụng thành thạo, hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố.
Khi có cháy, người dân được hướng dẫn chạy ra cầu thang thoát hiểm. Với đám cháy tại chung cư cao tầng, người dân nên làm gì để thoát nạn?
Ở toà nhà nơi mình cư trú, trước tiên người dân cần biết được vị trí các lối ra, cầu thang thoát nạn để khi xảy ra cháy nổ, bình tĩnh di chuyển vào cầu thang thoát nạn.
Theo Luật Phòng cháy chữa cháy Việt Nam quy định, các chung cư cao tầng đều phải thiết kế 2 lối cầu thang bộ thoát nạn. Đây là cầu thang kín, có cửa làm bằng vật liệu chống cháy, khi có sự cố cháy, người dân di chuyển ra lối buồng thang bộ để thoát xuống mặt đất. Trường hợp cầu thang bị nhiễm khói, chúng ta tìm các lối thoát nạn thứ hai, thứ ba.
Trường hợp các lối thoát nạn đều nhiễm khói, người dân quay trở lại căn hộ, ra tầng gần nhất chưa bị nhiễm khói và điện thông báo gọi điện cho lực lượng cảnh sát PCCCC qua số 114/gọi người thân.
Điều quan trọng là người dân cần giữ bình tĩnh, với người dân sống ở tầng thấp cần sử dụng mặt nạ lọc độc bảo vệ cơ quan hô hấp. Nếu không có mặt nạ lọc độc thì sử dụng khăn vải nhúng nước, bịt vào mũi và miệng, sau đó di chuyển thấp người và men theo bên tường theo chỉ dẫn đèn EXIT lên tầng cao hơn.
Khi di chuyển vào một căn hộ nào đó, cùng mọi người sử dụng khăn vải ướt, bang dính dán vào khe cửa để khói khí độc không vào trong căn hộ. Khi di chuyển ra ban công dùng còi /gọi to ra hiệu, sử dụng những vật gây được sự chú ý như quần áo sáng màu, đèn flash điện thoại, đèn pin.
Đại diện S-Fire tham gia buổi Toạ đàm sản xuất, xuất khẩu thu hút đầu tư do Bộ Ngoại giao tổ chức. (Nguồn: S-Fire) |
S-Fire là một trong những công ty thành công trong việc xuất khẩu các thiết bị PCCC "Made in Vietnam" sang thị trường Anh, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm thâm nhập thị trường khó tính này?
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có yêu cầu rất cao về chất lượng. Anh là đối tác thương mại “khó tính” nên để xuất khẩu thành công thiết bị sang thị trường này, thiết bị phòng cháy của S-Fire phải qua thử nghiệm khắt khe đạt yêu cầu tiêu chuẩn an toàn phòng cháy của UK mới vào được thị trường họ.
Bên cạnh việc xuất khẩu, Công ty S-Fire) chú trọng phối hợp cùng các đơn vị quản lý nhà nước tổ chức các khoá tập huấn phòng cháy bổ sung kiến thức, hướng dẫn kỹ năng thoát nạn khi có cháy nổ, để người dân có thể học cách tự bảo vệ mình và tài sản trước các nguy cơ cháy nổ luôn thường trực.
Mặc dù có những khó khăn do tình hình kinh tế chung toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Anh (UKVFTA), S-Fire vẫn có cơ hội xuất khẩu sang Anh thiết bị phòng cháy trên cơ sở ưu đãi thuế quan theo Hiệp định, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện thiết bị PCCC và CNCH, phương tiện, thiết bị an ninh, an toàn tại Việt Nam.
Xin cám ơn ông!