EU và G7 đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga kể từ khi bắt đầu xung đột năm 2022. (Nguồn:Counter Punch) |
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo hôm 28/4.
Trao đổi với kênh Russia 1, ông Peskov nói rằng, còn quá sớm để nói về việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tịch thu toàn bộ 300 tỷ USD tài sản của Nga ở nước ngoài. Tuy nhiên, ông lưu ý, Nga “cũng đang nắm tiền của phương Tây từ nhiều cơ cấu khác nhau. Đất nước chúng tôi có thể thực hiện các bước trả đũa".
Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh: “Nếu Washington và châu Âu tịch thu tài sản của Nga, một tiền lệ nguy hiểm sẽ được tạo ra. Nó sẽ là một sự huỷ hoại đối với toàn bộ hệ thống trục kinh tế phương Tây".
Tin liên quan |
Nga đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' nếu bị tịch thu tài sản phong tỏa, cảnh báo sẽ có biện pháp 'ăn miếng trả miếng' |
Theo ông Peskov, nếu việc tịch thu tài sản Moscow xảy ra thì các quốc gia và nhà đầu tư nước ngoài hiện đang hoặc sắp gửi tài sản của họ ở các ngân hàng phương Tây sẽ bắt đầu “suy nghĩ kỹ” trước khi đưa ra quyết định.
Theo đó, độ tin cậy của hệ thống tài chính phương Tây sẽ bị phá hủy.
Ông khẳng định: “Độ tin cậy có thể bị mất đi chỉ sau một đêm thông qua một quyết định thiển cận, thiếu cân nhắc, trong khi việc khôi phục nó phải mất hàng thập niên hoặc thậm chí lâu hơn. Nga cũng sẽ có nhiều cơ sở để thách thức việc tịch thu tài sản tại các tòa án quốc tế và Moscow sẽ không ngừng bảo vệ lợi ích của mình thông qua các biện pháp pháp lý".
*Cũng trong ngày 28/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, mọi tài sản của Nga phải được "bảo toàn nguyên vẹn", đồng thời cảnh báo "bất kỳ hành vi đánh cắp nào của phương Tây sẽ bị đáp trả quyết liệt".
Bà nhấn mạnh: "Nhiều người ở phương Tây đã hiểu điều này. Nhưng thật đáng tiếc là không phải ai cũng hiểu".
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra sau khi một bài báo của Wall Street Journal cho biết, Đức đang xem xét khả năng sử dụng tài sản của Nga để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev.
Berlin đã phản đối nỗ lực của Mỹ nhằm tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga và sử dụng chúng để hỗ trợ cho các nhu cầu kinh tế và quân sự của Ukraine. Một trong những lập luận được các quan chức Đức đưa ra là sử dụng số tài sản này của Nga làm "đòn bẩy trong bất kỳ cuộc đàm phán nào để chấm dứt chiến tranh".
Wall Street Journal cho hay, chiến lược này được cho là sẽ buộc Moscow phải "nhượng lại" một số vùng lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền.
EU và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga kể từ khi bắt đầu xung đột năm 2022.
Đầu tháng 4 này, Mỹ đã thông qua dự luật cho phép Washington tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga và chuyển số tiền thu được cho Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ chỉ nắm giữ khoảng 6 tỷ USD trong tổng số tiền phong toả.
| Khí đốt Nga chưa ngừng chảy vào EU bởi 'rào cản tiềm tàng', đã đến lúc châu Âu cần 'ra tay'? Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) đã giảm mua khí đốt Nga nhưng một lượng đáng kể vẫn đang chảy vào khối. |
| Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với giá rẻ 'giật mình'; Ấn Độ nêu ý tưởng 'đôi bên cùng có lợi' với Moscow Bloomberg dẫn một dự báo vĩ mô do Bộ Phát triển Kinh tế Nga soạn thảo cho thấy, giá khí đốt nước này bán cho ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại Nga tăng trưởng mạnh mẽ, Trung Quốc mua khí đốt của Moscow với giá thấp, châu Âu khởi động điều tra ứng dụng Lite của ... |
| Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua các lệnh trừng phạt của EU liên quan tới khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Cùng ngày, ... |
| Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ? Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là “mạch máu của cuộc sống hiện đại” và sẽ duy trì ... |