![]() |
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022, phương Tây đã phong tỏa một lượng tài sản lớn của Nga (khoảng 300 tỷ USD). (Nguồn: Front news) |
Lý do thực sự đằng sau quyết định này là do EU lo ngại hành động tịch thu có thể vi phạm luật pháp quốc tế và gây bất ổn tài chính.
Tuy nhiên, lợi nhuận từ số tài sản trên vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng để hỗ trợ Ukraine.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022, phương Tây đã phong tỏa một lượng tài sản lớn của Nga (khoảng 300 tỷ USD).
Tin liên quan |
![]() |
Hiện nay, phần lớn số tài sản này đã được chuyển thành tiền mặt và được giữ tại các ngân hàng lưu ký trong EU.
Thời gian qua, Ba Lan và các nước Baltic ủng hộ mạnh mẽ việc tịch thu tài sản của Moscow để tài trợ tái thiết nước Đông Âu. Tuy nhiên, nhiều quốc gia EU khác phản đối, lo ngại nguy cơ pháp lý và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín tài chính của châu Âu.
Một nhà ngoại giao EU chia sẻ với DW: "Chúng ta đang nghĩ về hồi kết của cuộc xung đột Ukraine, về các cuộc đàm phán hòa bình. Và mọi người bắt đầu nhận ra rằng, giữ những tài sản này có thể quan trọng hơn là tịch thu chúng mà chưa biết làm gì".
* Cũng trong ngày 20/3, Ủy viên Thương mại châu Âu Valdis Dombrovskis tiết lộ, EU sẽ không giải phóng tài sản bị phong tỏa của Nga cho đến khi Moscow chi trả bồi thường cho Kiev.
Ông nhấn mạnh: “Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã quyết định rằng những tài sản đó sẽ không được trả lại cho Nga trừ khi Moscow trả tiền bồi thường thiệt hại. Điều quan trọng là chúng ta cần kiên quyết ủng hộ lập trường này. Tôi nghĩ rằng điều đó tạo ra đòn bẩy quan trọng với Nga".
Tuyên bố được quan chức EU đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thay đổi chính sách về Ukraine và khối 27 thành viên.
"Nếu Mỹ dỡ bỏ một phần trừng phạt Nga, bao gồm ngừng đóng băng tài sản thì không có nghĩa là EU sẽ mặc định làm điều tương tự”, ông Dombrovskis nói.
Khối 27 thành viên vẫn cam kết tăng cường áp lực lên xứ bạch dương thông qua các lệnh trừng phạt bổ sung, đồng thời, thực thi nghiêm ngặt hơn các biện pháp hiện có.
Về phía Nga, quốc gia này nhiều lần lên án mọi nỗ lực tịch thu tài sản đang bị phong tỏa khi gọi đó là hành vi “ăn cắp".
Nước này cũng cảnh báo về hậu quả pháp lý nghiêm trọng và úp mở khả năng trả đũa bằng cách nhắm vào các doanh nghiệp phương Tây đang hoạt động ở Nga.
![]()
| EU tốn kém với trò ‘đập chuột chũi’, kinh tế Nga không nao núng bởi trùng điệp trừng phạt, chẳng ai muốn ‘đâm sau lưng’ Moscow, đây chính là lý do Nền kinh tế Nga đã phục hồi và đủ vững vàng trước 16 vòng trừng phạt mạnh mẽ của Liên minh châu Âu (EU) trong ... |
![]()
| Cao Bằng 'chạy' hết tốc lực, tiến tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025 Trong nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, tỉnh Cao Bằng đang hết sức tận dụng, phát huy triệt để mọi ... |
![]()
| Công nghệ số và thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế Theo Báo cáo Kinh tế số 2024 (Digital Economy Report 2024) do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tổng ... |
![]()
| Trước bất ổn thuế quan từ Mỹ, các Ngân hàng trung ương đồng loạt làm điều này Trong bối cảnh kinh tế Mỹ được dự báo có thể rơi vào tình trạng đình lạm do thuế quan, các ngân hàng trung ương ... |
![]()
| Vấn đề ông Trump 'đau đáu' thay đổi cuộc chơi tiền tệ toàn cầu, Tổng thống Mỹ có 'liều một phen'? Tổng thống Donald Trump dường như tin rằng, một đồng USD mạnh như hiện tại đang kìm hãm ngành công nghiệp Mỹ. |