Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga tại Moscow. (Nguồn: TASS) |
Theo Ngoại trưởng Lipavsky, lợi nhuận hằng năm của các tài sản này dự kiến từ 2,5 - 3 tỷ Euro và 90% số tiền thu về sẽ được sử dụng để mua vũ khí cho Kiev thông qua Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF), 10% còn lại sẽ được chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine.
Việc đạt được thỏa thuận trên giữa các quốc gia thành viên trong khối phải trải qua quá trình tranh luận kéo dài. Một số quốc gia tỏ ra lo ngại trước việc sử dụng tiền thu được cho mục đích quân sự.
Tin liên quan |
Mỹ nói Nga đang 'chơi trò chờ đợi', phương Tây có ý tưởng hứa hẹn nhất để 'xử lý' tài sản Moscow |
Slovakia và Hungary bày tỏ sự dè dặt trước khả năng cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev, trong khi Czech ủng hộ.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ Vương quốc Bỉ giữ cương vị Chủ tịch luân phiên, EU đã thông qua được đề xuất mang tính thỏa hiệp trong vấn đề này có thể làm hài lòng ngay cả các quốc gia thành viên mong muốn giữ lập trường trung lập như Áo, Malta, Ireland hay CH Cyprus.
* Cùng ngày 21/5, trang mạng Sky News dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, có khả năng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ hỗ trợ Ukraine tới 50 tỷ USD bằng các khoản vay liên quan đến tài sản tịch thu từ Nga.
Bộ trưởng Yellen bày tỏ: “Tôi tin rằng, điều quan trọng là G7 phải hợp tác cùng nhau để thể hiện một mặt trận thống nhất và chứng tỏ rằng chúng tôi có thể tạo ra các nguồn lực có ý nghĩa để hỗ trợ Kiev trong vài năm tới…
Tôi mong đợi Quốc hội Mỹ, nếu cần thiết, sẽ thông qua các gói viện trợ trong tương lai. Song Ukraine có những nhu cầu đáng kể và khả năng huy động các nguồn lực lớn để giúp nước này vẫn là điều quan trọng".
* Về phía Nga, trên kênh Telegram, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky đã bình luận về ý định của các nước phương Tây rút thu nhập từ tài sản của Nga bị đóng băng ở EU.
Khẳng định Moscow sẽ đáp trả một cách đáng kể các nước châu Âu, ông Slutsky nhấn mạnh: "EU đã 'xé nát' quyền sở hữu tư nhân của phương Tây và cũng đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư".
Sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022, các nước phương Tây đã phong tỏa tài sản của Ngân hàng trung ương Nga trị giá khoảng 210 tỷ Euro (khoảng 225 tỷ USD).
Hầu hết số tài sản này nằm ở châu Âu, chủ yếu tại trung tâm thanh toán quốc tế Euroclear ở Bỉ.
| Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM Ngày 19/5, Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với nhựa POM như một động thái đáp trả ... |
| Hứng loạt 'đạn' mới từ Mỹ, Trung Quốc thiệt hại thế nào? Lợi ích lớn hơn nằm ở 'hòm phiếu'? Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc dường như thêm "căng" khi Bắc Kinh hứng "loạt đạn" mới từ Washington - một động thái diễn ra ... |
| Nhà giàu Mỹ bớt 'vung tiền', động lực của nền kinh tế chậm lại Giá trị tài sản của các gia đình người Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây, dù lạm phát cao buộc Cục Dự trữ ... |
| Cuộc di cư khỏi Nga, ‘kẹo đắng’ của doanh nghiệp nước ngoài từ bỏ Moscow? Thông tin mới nhất về "cuộc di cư" là người khổng lồ thực phẩm của Pháp - Danone vừa hoàn tất việc bán tài sản ... |
| Ba năm tới, quốc gia này sẽ nợ nhiều nhất châu Âu Trong một báo cáo mới công bố, cơ quan xếp hạng tín dụng châu Âu Scope Ratings cho rằng, Italy sẽ trở thành quốc gia ... |