G7 ủng hộ chính sách của EU đối với tài sản bị đóng băng của Nga. (Nguồn: FT) |
G7 đã đóng băng số tài sản tài chính trị giá khoảng 300 tỷ USD của Nga ngay sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Kiev.
Kể từ đó, EU và các nước G7 khác đã tranh luận về việc có nên sử dụng số tiền này để giúp Ukraine hay không và bằng cách nào.
Quan chức trên cho biết thêm rằng, Italy - quốc gia hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên của G7 - cũng sẽ cố gắng khôi phục thỏa thuận quốc tế về cách chia sẻ quyền đánh thuế đối với các tập đoàn lớn mà Mỹ đang vật lộn để phê chuẩn tại Quốc hội.
Tin liên quan |
Trừng phạt Nga: Ukraine ‘tính con bài chốt hạ’ - Kế hoạch hành động 3.0 có gì mới? |
* Trước đó, Tổng thống Bỉ Alexander De Croo thông báo rằng, các đại sứ EU đã đồng ý về nguyên tắc về các biện pháp liên quan đến nguồn thu bất thường xuất phát từ tài sản cố định của Nga.
Đề xuất này nhắm tới số tiền thu được từ 205 tỷ USD trong các quỹ của Nga hiện được giữ tại cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear của Bỉ.
Theo bà Valerie Urbain, Giám đốc điều hành của Euroclear, cơ quan này đã tạo ra lợi nhuận 2-3 tỷ Euro hàng năm từ tài sản của Nga, tùy thuộc vào lãi suất.
Các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng số tiền này sẽ không chỉ trừng phạt Moscow mà còn giảm bớt một số gánh nặng cho cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ Kiev sau hơn 2 năm xung đột.
Theo đề xuất, EU hy vọng sẽ gửi 90% lợi nhuận để mua vũ khí cho Ukraine và 10% cho viện trợ phi quân sự, với đợt đầu tiên dự kiến vào tháng 7 tới đây.
Động thái này diễn ra sau nhiều tháng thảo luận giữa những quốc gia phương Tây về cách tốt nhất để sử dụng nguồn vốn, tài sản bị đóng băng của Nga.
Mỹ đã đề xuất tịch thu toàn bộ tài sản của Nga, nhưng cho đến nay vẫn vấp phải sự phản đối từ EU.
Chia sẻ với báo chí, Giám đốc điều hành của Euroclear cảnh báo, điều này có thể khiến các nhà đầu tư quốc tế lớn quay lưng lại với châu Âu vì họ lo ngại tài sản của mình sẽ bị tịch thu.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cho rằng, hệ thống tiền tệ toàn cầu có nguy cơ suy yếu nếu phương Tây tịch thu tài sản Nga bị phong tỏa hoặc sử dụng lợi nhuận từ số tài sản này để hỗ trợ Ukraine.
Trong khi đó, Nga nhấn mạnh việc tịch thu vốn, tài sản của Moscow hoặc bất kỳ hành động tương tự nào sẽ không chỉ là "hành vi trộm cắp" và vi phạm luật pháp quốc tế mà còn làm suy yếu niềm tin vào cả hệ thống tiền tệ phương Tây cũng như hệ thống tài chính toàn cầu.
| Việt Nam đang sở hữu 'kho báu' FTA lớn thế nào? Tính đến tháng 5 năm 2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 Hiệp định thương mại ... |
| Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Hãng thông tấn TASS đưa tin, ngày 15/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố, nước này sẽ đảm bảo sự ổn định ... |
| Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Ngày 16/5, chính phủ Nhật Bản công bố số liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này trong quý ... |
| Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Nền kinh tế Argentina đang đứng trước một bước ngoặt tiềm năng, sau các cải cách tài chính và tiền tệ được đánh giá là ... |
| Trừng phạt Nga: Ukraine ‘tính con bài chốt hạ’ - Kế hoạch hành động 3.0 có gì mới? Nhóm công tác quốc tế về trừng phạt Nga, đứng đầu là Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak và Giám đốc Viện nghiên ... |