📞

“Tại sao các CEO yêu Rwanda”

07:15 | 04/08/2009
Đó là tựa đề một bài báo đăng trên Tạp chí Fortune. Có nhiều lời giải đáp cho câu hỏi này.
Tổng thống Rwanda Kagame (giữa) gặp gỡ với các nhà đầu tư Mỹ.
Đó là tựa đề một bài báo đăng trên Tạp chí Fortune. Có nhiều lời giải đáp cho câu hỏi này.

Tổng thống Obama đã đúng trong bài phát biểu gần đây ở Ghana, nhấn mạnh một câu chuyện thành công hơn là diễn thuyết về sự đói nghèo và lòng thương hại. Thực tế, lục địa này vẫn nghèo, bệnh tật và quản lý kém. Nhưng lần đầu tiên trong một thời gian dài, châu Phi có một xung lượng mạnh mẽ tiến về phía trước.Xung lượng này đúng hơn cả ở Rwanda. Hơn 15 năm trước, quốc gia này chịu nạn diệt chủng tồi tệ nhất kể từ nạn tàn sát người Do Thái vào thời Hitler. Trong 100 ngày, đám đông người Hutu đã tàn sát hơn 800.000 người Tutsi, nhóm sắc tộc chiếm khoảng 1/10 dân số. Nhiều người nghĩ rằng Rwanda sẽ rơi vào đường xoắn ốc chết chóc giống các quốc gia có tiền sử xung đột khác như Somalia.Thực tế, Rwanda đã trở thành mẫu hình của sự phục hưng ở châu Phi. Quốc gia này hiện tại chính trị ổn định, an ninh đảm bảo và đang được tái thiết hàng tháng. Thu nhập bình quân tăng 30%. Quốc gia này có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, hệ thống giáo dục phủ khắp đất nước và tình trạng tham nhũng không tồi tệ như các quốc gia châu Phi khác. Rwanda đang càng ngày càng thu hút các công ty lớn và ngày càng nhiều khách du lịch đến đây. Hỏi những người nghiên cứu về Rwanda - kể cả người châu Phi hay người phương Tây - về bí quyết thành công, bạn sẽ nhận được câu trả lời là đội ngũ lãnh đạo. Ý họ nói về Tổng thống Paul Kagame. Ông Kagame ra lệnh quân đội phiến loạn chấm dứt nạn diệt chủng và chèo lái đời sống chính trị Rwanda từ đó. Triết lý dẫn đường của ông là sự tự lập. Ông phê phán viện trợ nước ngoài, như nhà kinh tế Zambia Dambisa Moyo gần đây viết: “Cuộc tranh luận về mặt tốt và mặt xấu của viện trợ nước ngoài đã quên đi một điểm. Viện trợ phải làm được những điều là cho người ta khả năng tự xoay xở khi viện trợ chấm dứt nếu không viện trợ sẽ thất bại”.Ông Kagame đã không dựa vào bên ngoài để tạo nên thành công quan trọng nhất của ông, đó là sự hòa giải chính trị. Ông bắt đầu đi theo một mô hình chuẩn mực trong đó những kẻ gây ra bạo lực bị truy tố và tống giam. Kagame nói: “Chúng tôi đã bỏ tù 130.000 người. Nạn diệt chủng ở đất nước chúng tôi liên quan đến phần lớn dân số, cả những người bị giết và những người đi giết người”. Bởi thế, ông Kagame tiếp cận ý tưởng sử dụng hệ thống tư pháp bản địa - các tòa án, đặc biệt là các trưởng thôn, nơi người có tội bị xét xử và trừng phạt, nơi phần lớn họ được tha thứ và tái hòa nhập cộng đồng. Cách làm này đã đưa Rwanda trở thành quốc gia yên ổn nhất trong số các quốc gia hậu thời kỳ diệt chủng. Ở Đức, những người Do Thái chạy trốn (đến Mỹ và Israel). Ở Balkan, các bên khác nhau đã chia thành các vùng sắc tộc khác nhau và các quốc gia riêng biệt. Nhưng ở Rwanda, những kẻ giết người và họ hàng của các nạn nhân sống hòa bình bên cạnh nhau trong các làng.Nhưng sự độc lập của Kagame không phải là không có mặt trái. Ông này tùy tiện với các lời khuyên của quốc tế. Nhiều chuyên gia phương Tây chỉ trích kế hoạch hòa giải của ông chưa hoàn mỹ và rằng đất nước của ông không có khả năng “nảy mầm” về mặt kinh tế. Ông đã tiếp nhiên liệu cho cuộc xung đột ở nước láng giềng Congo bằng cách ủng hộ các chủ đất và các chiến binh địa phương. Ông buộc tội lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đã làm trầm trọng thêm các vấn đề ở đây. Ông là người ủng hộ Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), mặc ICC đã buộc tội Tổng thống Sudan Omar al-Bashir vì các hành động tương tự tội diệt chủng ở Rwanda ở cấp độ nhỏ hơn. Mặc dù là tổng thống được bầu, nhưng ông cai trị như một kẻ độc đoán. Dù sao thì với ngọn cờ tự chủ, Paul Kagame cũng đã vẽ nên được một bức tranh tò mò về một tương lai đầy hy vọng hơn cho châu Phi – được định hướng bởi chủ nghĩa tư bản, lòng tự hào, truyền thống bản địa hay chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ để tìm ra con đường thành công của riêng họ.Châu Long