Bartender đang pha chế một ly cocktail arak tại Karma Kandara Bali - khu nghỉ mát sang trọng và câu lạc bộ bãi biển trên Bán đảo Bukit, Indonesia. (Ảnh: Ian Neubauer) |
Arak là một từ gốc tiếng Arab, dùng để chỉ nhiều loại rượu mạnh vốn được xem là một sản phẩm văn hóa của Indonesia.
Trước đây, rượu arak từng vướng vào một số lùm xùm liên quan đến du khách nước ngoài. Khuyến cáo về du lịch của chính phủ Anh nêu rõ, “đã có một số trường hợp tử vong và nhiều trường hợp ngộ độc khi du lịch tại Indonesia do uống đồ uống có cồn bị nhiễm methanol hoặc uống rượu arak bị pha tạp chất”.
Hiện nay, một số người ưa chuộng rượu arak ở Bali đang sáng tạo lại loại rượu này theo hình ảnh của rượu whisky Scotch thượng hạng và rượu bourbon Kentucky.
Theo đó, rượu arak kiểu mới sẽ được sản xuất thủ công, có nhiều hương vị và được đựng trong hầm rượu. Các phiên bản cao cấp của rượu arak kiểu mới được bán với giá lên đến 70$/chai hoặc được sử dụng để pha chế cocktail tại quán bar với giá lên đến 20$/ly.
Alisjahbana Haliman, nhà khoa học và xuất khẩu thực phẩm, là một trong những người đam mê rượu arak. Ông là nhà sáng lập Karusotju, thương hiệu rượu arak thủ công với quy trình chưng cất “rượu đốt” vay mượn từ rượu Shochu Nhật Bản và kỹ thuật ủ rượu của người Pháp.
Ông Haliman nói: “Chúng tôi không thể làm ra rượu ngon ở Indonesia do khí hậu quá nóng để trồng nho làm rượu. Nhưng bù lại, chúng tôi có kỹ thuật làm rượu nho truyền thống từ lâu đời. Đó là cách mà ý tưởng về Karusotju - một sản phẩm cao cấp và mang vị nguyên bản, được ra đời”.
Khi rượu arak dần trở nên phổ biến, các nhà sản xuất chưng cất loại đồ uống này đã sáng tạo hơn rất nhiều. Tại Sundara Beach Club & Restaurant, các ly cocktail arak nhận được phản hồi tốt từ nhiều khách hàng.
Quản lý nhà hàng trên cho biết: “Mọi người trên khắp thế giới đang phát cuồng vì rượu gin và thuốc bổ cao cấp, vì vậy chúng tôi đã dành một phần trong thực đơn cocktail của mình cho rượu arak có hương vị thuốc bổ”.
Nhà văn Soemantri chia sẻ: “Rượu arak đem lại nhiều giá trị hơn những gì chúng ta nhận ra, vì vậy, việc khám phá các di sản của Indonesia cần phải được thực hiện nhiều hơn”.