Nhà máy của Takeda tại Đức. |
Từ trung hòa carbon đến mục tiêu Net Zero vào năm 2035
Để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Takeda đã đầu tư vào hơn 30 dự án trên 12 quốc gia. Theo đó, những dự án này tận dụng nguồn năng lượng gió và mặt trời, cải tạo nguồn nước sạch, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học, hướng đến 15 trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc.
Điển hình là dự án xây dựng và sửa chữa hệ thống giếng khoan cho Cộng hòa Malawi (châu Phi), cung cấp nước sạch và giảm phụ thuộc vào việc đun nước bằng củi, qua đó hạn chế nạn phá rừng. Tại các khu vực nông thôn ở Trung Quốc, công ty đã hỗ trợ thay thế bếp than đá bằng bếp năng lượng mặt trời, vừa cải thiện chất lượng không khí, vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, Takeda còn hỗ trợ bảo tồn hơn 8.600 héc-ta rừng ở Tennessee, Hoa Kỳ và triển khai chương trình quản lý rừng bền vững tại Nhật Bản.
Xa hơn, Takeda đặt mục tiêu đạt mức phát thải carbon bằng 0 trong phạm vi công ty vào năm 2035 và toàn bộ chuỗi giá trị trước năm 2040. Chiến lược này bao gồm việc loại bỏ ít nhất 90% lượng phát thải, đồng thời đầu tư vào công nghệ thu giữ carbon trực tiếp hoặc trồng rừng mới.
Điển hình như Trung tâm Hiến tặng Huyết tương BioLife của Takeda tại Linz (Áo) đã được chuyển đổi hoàn toàn sang vận hành bằng năng lượng điện không phát thải. Công ty cũng cam kết sử dụng 40% xe điện hoặc xe lai điện (hybrid) vào năm 2025, hướng đến loại bỏ hoàn toàn xe động cơ đốt trong trước năm 2030.
Các nhà khoa học của Takeda |
Vào năm 2023, Takeda đã khai trương nhà máy sản xuất năng lượng phụ trội (positive energy) đầu tiên ở Singapore, và được chứng nhận với danh hiệu Năng lượng Phụ Trội hạng bạch kim của BCA Green Mark.
Những nỗ lực gìn giữ môi trường còn có sự chung tay của toàn thể nhân viên tại Takeda. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, khoa học dữ liệu và tư duy sáng tạo vốn có, đội ngũ đã triển khai nhiều dự án nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nước sạch, khí ga tự nhiên trong quá trình sản xuất. Takeda còn tích cực tái chế và tái sử dụng để giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường. Theo báo cáo năm 2024, 78% chất thải được xử lý một cách tối ưu, tránh việc chôn lấp tại các bãi rác.
Một yếu tố quan trọng trong chiến lược Net Zero là sự chung tay từ đối tác. Theo số liệu nội bộ, 87% lượng khí thải đến từ các đối tác trong chuỗi cung ứng. Vào cuối năm 2023, 53% bao bì sản phẩm tại Takeda đến từ nguồn tái chế hoặc được chứng nhận đạt chuẩn bền vững, góp phần giảm thiểu lãng phí. Hiện, Takeda đang chạy nước rút để hoàn thành chỉ tiêu 67% các nhà cung cấp đạt được các mục tiêu giảm phát thải vào cuối năm 2024. Ngoài ra, nhằm giảm thiểu đáng kể dấu chân carbon ở khâu vận tải, 50% hàng hóa của công ty sẽ được vận chuyển bằng đường biển thay vì đường hàng không.
Nhà máy của Takeda tại Singapore sản xuất nhiều năng lượng hơn là khối lượng tiêu thụ. |
Ứng phó với sốt xuất huyết - đóng góp quan trọng vào công cuộc phòng ngừa các dịch bệnh gia tăng do biến đổi khí hậu gây ra
Biến đổi khí hậu là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh sốt xuất huyết ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá căn bệnh này là mối đe dọa sức khỏe hàng đầu trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù các biện pháp kiểm soát vector và tránh muỗi đốt đóng vai trò quan trọng, WHO khuyến cáo cần có chiến lược toàn diện bao tiêm vaccine để giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Tiếp nối hơn 70 năm kinh nghiệm về lĩnh vực vaccine tại Nhật Bản, những năm gần đây, Takeda mở rộng nỗ lực này ra toàn cầu, mang đến những giải pháp và hợp tác về phòng chống bền vững đối với các dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết.
Trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế COP28 tại Dubai, Takeda đã phối hợp với Chương trình Muỗi thế giới (WMP), Johnson & Johnson cùng nhiều đối tác tổ chức Hội thảo “Diễn đàn Sốt xuất huyết quốc tế: Bảy sáng kiến phòng, chống sốt xuất huyết trong bối cảnh mới”. Hội thảo quy tụ các chuyên gia đa ngành về khoa học môi trường, vắc-xin và biến đổi khí hậu cùng thảo luận và thúc đẩy sự chung tay hành động nhằm chống lại mối đe dọa ngày càng gia tăng của bệnh sốt xuất huyết. Sau sự kiện, Takeda đã phát hành các báo cáo nhằm tăng cường hỗ trợ cho sáng kiến phòng chống sốt xuất huyết lâu dài trên toàn cầu.
Sau khi được cấp phép lưu hành, vào tháng 9/2024, vaccine sốt xuất huyết tứ giá của Takeda đã chính thức triển khai tại Việt Nam. Đây là loại vaccine đầu tiên phòng ngừa căn bệnh này tại Việt Nam.
Hiện vaccine sốt xuất huyết của Takeda đã được phê duyệt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm Liên minh châu Âu, Colombia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Tại một số quốc gia như Brazil, Argentina và Indonesia, người dân có thể tiếp cận vaccine này qua các chương trình tiêm chủng cấp tỉnh thành và nhà nước.
Chiến lược của Takeda kết hợp hài hòa giữa phát triển bền vững và cung cấp giải pháp y tế thực tiễn, tạo nên một hình mẫu tiêu biểu trong ngành dược phẩm. Nỗ lực của tập đoàn không chỉ khẳng định vai trò tiên phong trong đổi mới y tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam và trên thế giới.
Thông tin y khoa Thông tin này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin; và không nên được sử dụng để chẩn đoán hoặc điều trị một vấn đề sức khỏe hoặc bệnh tật. Nó không nhằm mục đích thay thế cho việc tư vấn với bác sĩ. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm. |
| Thỏa thuận Xanh sang trang mới? Mọi con mắt đang đổ dồn vào cách Chủ tịch EC sẽ đi “thăng bằng” thế nào giữa kinh tế và môi trường trong nhiệm ... |
| Liên tiếp gánh chịu những hiện tượng thời tiết cực đoan, thêm một vấn đề khiến Trung Quốc 'đau đầu' Trung Quốc đang phải đối mặt với một loạt thử thách mới trước những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cực đoan và dữ dội ... |