'Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương' của ASEAN: Thông điệp cho các cường quốc

HÀ LINH
TGVN. Hãng tin Antara (Indonesia) mới đây đăng bài viết “Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của ASEAN: Thông điệp cho các cường quốc”, trong đó phân tích ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng của việc duy trì sự ổn định khu vực và tương lai của ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tam nhin an do duong thai binh duong cua asean thong diep cho cac cuong quoc ASEAN và Trung Quốc tăng cường quan hệ đối tác thương mại
tam nhin an do duong thai binh duong cua asean thong diep cho cac cuong quoc ASEAN: Đổi mới để thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững và xóa nghèo
tam nhin an do duong thai binh duong cua asean thong diep cho cac cuong quoc
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34. (Nguồn: Thai PbS World)

“Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của ASEAN đã được các nhà lãnh đạo Đông Nam Á thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34 hồi tháng 6 vừa qua. Nó trở thành một món quà đặc biệt cho ASEAN khi bước sang tuổi 52 vào ngày 8/8/2019.

Mong muốn của ASEAN

Đề xuất này của Indonesia đã định hướng cho ASEAN khi đối mặt với cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc ở khu vực Đông Nam Á. Việc ASEAN đạt được đồng thuận về vấn đề này không thể tách rời khỏi vai trò của Indonesia, nước đã kiên trì vận động 9 nhà lãnh đạo ASEAN khác.

Tầm nhìn thể hiện mong muốn duy trì sự ổn định khu vực, đảm bảo tương lai cho ASEAN và không phụ thuộc vào ý muốn của một số cường quốc. Điều này khẳng định lập trường của ASEAN không đứng về bất kỳ cường quốc nào trong tranh giành ảnh hưởng ở khu vực ASEAN. Nguyên nhân của cuộc tranh giành ảnh hưởng là do khu vực Đông Nam Á có giá trị chiến lược rất lớn vì nằm trên tuyến đường thương mại giữa khu vực Đông Á tới các quốc gia châu Âu, châu Phi, Trung Đông và Ấn Độ. Với dân số khoảng 660 triệu người và sự ổn định khu vực được bảo đảm tốt, ASEAN thu hút sự quan tâm của các siêu cường vì nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Với Tầm nhìn này, ASEAN hiện có định hướng trong việc bảo vệ lợi ích chung ở khu vực trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc thông qua Tầm nhìn là rất quan trọng để duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á.

Khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở thành công cụ giúp ASEAN tham gia giải quyết các vấn đề ở khu vực mà qua đó, các nước đối tác, đối thoại của ASEAN gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Mỹ, có thể ủng hộ quan điểm của ASEAN.

Hai lợi ích cốt lõi

Tiến sĩ Teuku Rezasyah - giảng viên quan hệ quốc tế của Đại học Padjadjaran - cho rằng, việc các nước đối tác sẵn sàng ủng hộ quan niệm Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương do ASEAN xây dựng chứng tỏ sự tin cậy trong hợp tác khu vực. Do đó, ASEAN cần thực hiện nhiều kịch bản liên kết khác nhau, dựa trên chủ quyền khu vực, quyền sống trong môi trường láng giềng tốt và sự bình đẳng trong luật pháp quốc tế mà không cần phải tạo ra sự cạnh tranh mới giữa các quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ông Teuku Rezasyah lưu ý rằng, để tạo ra sự hiểu biết về hạ tầng tổ chức linh hoạt, các quan niệm chiến lược không nên hướng đến việc hình thành các liên minh mới, mà cần tạo lập quan hệ công bằng và bền vững, không nên vội vã hình thành các cơ chế. Điều này rất quan trọng để ngăn chặn những ý tưởng lẻ tẻ của các thành viên trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể làm hỏng các sắc thái của sự ổn định. Với Tầm nhìn này, ASEAN sẽ thực hiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm hợp tác hàng hải, kết nối, các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc năm 2030 và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác.

Phát biểu tại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ngày 28/8, Đại sứ Indonesia tại Vương quốc Anh, Ireland và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), ông Rizal Sukma cho rằng, Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của ASEAN là một nhu cầu chiến lược. ASEAN không còn có thể chỉ thụ động trong khi các cường quốc ngoài khu vực lại chủ động định hình tương lai của chính khu vực này. ASEAN phải đảm bảo rằng, hai lợi ích cốt lõi - Vai trò trung tâm của ASEAN và sự tự chủ chiến lược của khu vực - sẽ được duy trì, củng cố và tăng cường. ASEAN hy vọng rằng, Tầm nhìn này sẽ mang lại nền tảng cần thiết để thực hiện điều đó.

Theo ông Sukma, Tầm nhìn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sáng kiến và quyết tâm của Indonesia. Dưới sự lãnh đạo và tham gia trực tiếp của Ngoại trưởng Retno, Indonesia đã thuyết phục được các đối tác trong khu vực rằng, đây là nhu cầu chiến lược để ASEAN đưa ra tầm nhìn về tương lai của trật tự và cấu trúc khu vực. Indonesia đặt kỳ vọng vào Tầm nhìn này để giải quyết các thách thức chiến lược trong khu vực và tạo động lực cho sự hợp tác khu vực lớn hơn.

Chìa khóa của thành công

Về mặt chiến lược, họ hy vọng, Tầm nhìn có thể đóng vai trò là một nền tảng mà qua đó có thể giảm nhẹ và ngăn chặn xung đột do sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Ông Sukma nói: "Hy vọng, Tầm nhìn sẽ đóng vai trò là nơi gặp gỡ toàn diện cho các tầm nhìn khác nhau về trật tự khu vực. Và quan trọng nhất, nó mang lại hy vọng sẽ phát huy vai trò trung tâm, duy trì sự thống nhất, đoàn kết và quyền tự chủ chiến lược của ASEAN”.

Để “Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của ASEAN có ý nghĩa, đòi hỏi phải có một nền tảng. Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) có tiềm năng trở thành một nền tảng như vậy. Ông Sukma nói: "Tầm nhìn là bước đi đúng đắn. Tuy nhiên, thách thức tương lai còn lớn hơn nhiều so với việc đạt được một sự đồng thuận. Indonesia nên hồi sinh ý tưởng để nâng tầm Hiến chương ASEAN và đánh giá làm thế nào có thể cải thiện nó để trang bị tốt hơn cho ASEAN nhằm ứng phó với các thách thức hiện tại và tương lai. Rốt cuộc, tăng cường sự thống nhất và năng lực thể chế mạnh mẽ là chìa khóa cho vai trò trung tâm của ASEAN".

tam nhin an do duong thai binh duong cua asean thong diep cho cac cuong quoc

Mỹ - ASEAN chuẩn bị tập trận tại Biển Đông

TGVN. Đại sứ quán Mỹ tại Bangkok vừa ra tuyên bố cho biết, cuộc tập trận trên biển chung đầu tiên giữa Mỹ và Hiệp ...

tam nhin an do duong thai binh duong cua asean thong diep cho cac cuong quoc

Kết nối vì sự thịnh vượng chung ASEAN

TGVN. Ngày 26/8 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Toạ đàm Cao cấp về năm ASEAN 2020 do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn ...

tam nhin an do duong thai binh duong cua asean thong diep cho cac cuong quoc

ASEAN vượt bão như thế nào giữa thương chiến Mỹ - Trung?

TGVN. Nhận định trên tờ The Straits Times (Singapore), các chuyên gia kinh tế cho rằng, không chỉ ảnh hưởng đến hai nền kinh tế ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.
Fed đau đầu 'dè chừng' loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Fed đau đầu 'dè chừng' loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đưa Fed vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách ...
Cuộc đua chip DDR5 giá rẻ: Trung Quốc quyết định cuộc chơi?

Cuộc đua chip DDR5 giá rẻ: Trung Quốc quyết định cuộc chơi?

Nhà sản xuất DRAM tiên tiến nhất Trung Quốc đang lên kế hoạch chiếm lĩnh thị trường chip DDR5 với khối lượng sản xuất lớn và giá thành cạnh tranh.
Dự báo lạc quan về tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025 bất chấp khó khăn

Dự báo lạc quan về tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025 bất chấp khó khăn

Ngành nông nghiệp Thái Lan dự kiến ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn.
Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng ...
Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng phương thức hòa bình

Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng phương thức hòa bình

Để bảo vệ được Tổ quốc từ sớm, từ xa, phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, trong đó phương thức hòa bình luôn là ưu tiên hàng đầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động