Nhỏ Bình thường Lớn
10 năm triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (Kỳ 5):

Tầm nhìn xa cho những thành tựu lớn

Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế không chỉ tạo bước chuyển sâu sắc về tư duy đối ngoại, là “kim chỉ nam” cho các lực lượng làm công tác đối ngoại của đất nước mà còn đặt nền móng cho một nền ngoại giao toàn diện, gắn kết và phụng sự.
Tầm nhìn xa cho những thành tựu lớn
Được ban hành ngày 10/4/2013, Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế của Bộ Chính trị ra đời đúng giai đoạn đất nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi rất quan trọng. (Nguồn: TTXVN)

Được ban hành ngày 10/4/2013, Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế của Bộ Chính trị ra đời đúng giai đoạn đất nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi rất quan trọng. Việt Nam cũng như rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đang phải hứng chịu tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2008 -2009. Đồng thời phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về phát triển sau Đổi mới ở trong nước cũng như trên mặt trận đối ngoại trước một thế giới đầy biến động.

Tin liên quan
Nghị quyết số 22-NQ/TW: ‘La bàn’ đưa hội nhập Việt Nam ra khơi Nghị quyết số 22-NQ/TW: ‘La bàn’ đưa hội nhập Việt Nam ra khơi

Đột phá tư duy, triển khai gắn kết

Trước những yêu cầu cấp thiết của đất nước, việc cần phải đẩy hội nhập quốc tế lên một cấp độ mới để hỗ trợ phát triển kinh tế nhanh, bền vững hơn, tạo thế và lực mới cho đất nước là câu hỏi lớn cần có lời giải đáp thỏa đáng. Do đó, sự ra đời của Nghị quyết 22 với chủ trương chuyển trọng tâm từ hội nhập kinh tế quốc tế của giai đoạn sau Đổi mới sang hội nhập toàn diện, tích cực và chủ động hơn, đánh dấu một đường lối mới, một chính sách mới trong công tác đối ngoại.

Sau khi Nghị quyết 22 ra đời và đi vào cuộc sống, đã tạo ra làn gió mới, động lực mới, là chất keo gắn kết cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân cùng đồng lòng triển khai thực hiện, đưa tiến trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam chuyển sang giai đoạn cao hơn, đa tầng nấc, thực chất hơn.

Mười năm là khoảng thời gian không dài, nhất là đối với một chủ trương lớn, cần có sự tham gia “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”. Hơn nữa, trong quá trình triển khai, hiệu quả thực thi không chỉ phụ thuộc vào nội tại trong nước mà còn liên quan, chịu tác động và ảnh hưởng từ các vấn đề khách quan của thế giới biến động khôn lường bên ngoài. Nhưng những thành tựu, kết quả đạt được từ nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2013 đến nay là rất đáng tự hào.

TIN LIÊN QUAN
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Nghị quyết 22 đã tạo đột phá, bước chuyển sâu sắc trong nhận thức, tư duy, trong trong hành động và kết quả hội nhập. Hội nhập quốc tế của Việt Nam đã chuyển từ nội hàm “tham dự” sang “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, xây dựng, định hình”. Hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết 22 đã được cả hệ thống chính trị và doanh nghiệp, người dân triển khai chủ động, tích cực và toàn diện, luôn gắn chặt với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tận dụng mọi cơ hội, sức mạnh thời đại để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Trong quá trình triển khai Nghị quyết, tất cả các hoạt động của các bộ ngành đều gắn với hội nhập. Hội nhập không chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh mà kể cả các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thể dục thể thao và các lĩnh vực khác... Mức độ gắn kết giữa các bộ ban ngành, địa phương, giữa người dân với doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế sau Nghị quyết 22 ngày càng cao, mang tính liên ngành, đa tầng nấc.

Tầm nhìn xa cho những thành tựu lớn
Trong vòng 10 năm triển khai Nghị quyết 22, Việt Nam đã đàm phán, ký kết thành công các FTA với các đối tác quan trọng, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 đạt mốc 732,5 tỷ USD, tăng hơn 2,7 lần so với thời điểm trước khi Nghị quyết 22 ra đời. (Nguồn: VnEconomy)

Thành tựu tự hào

Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị chỉ ra rằng, cần phải kết hợp sức mạnh nội tại, nội lực với sức mạnh của thời đại, tranh thủ hiệu quả nguồn lực bên ngoài để phục vụ các mục tiêu phát triển bao trùm, toàn diện và bền vững trong nước. Hội nhập kinh tế được xác định là trọng tâm của hội nhập toàn diện trong giai đoạn mới. Việt Nam đã kiên trì, linh hoạt và sáng tạo triển khai hiệu quả các chiến lược đàm phán, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Trong vòng 10 năm triển khai, Việt Nam đã đàm phán, ký kết thành công 4 FTA song phương với các đối tác quan trọng, bao gồm FTA với Hàn Quốc, với Liên minh Kinh tế Á – Âu, với Liên minh châu Âu (EVFTA) và với Vương quốc Anh. Đặc biệt, trong thời gian này, Việt Nam ký kết hai FTA khu vực quan trọng là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Trên cơ sở các FTA đã ký kết, nhất là các FTA thế hệ mới đã tiếp thêm động lực, là cơ sở và nền tảng quan trọng, thuận lợi hơn cho hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm của Việt Nam tiếp cận ưu đãi hơn với nhiều thị trường, đối tác, bao gồm tất cả các quốc gia Nhóm G7 và 13 trong 20 nước thuộc Nhóm G20… Đây là một trong các cơ sở để Việt Nam vượt qua các cú sốc kinh tế khu vực, duy trì đà tăng trưởng trong những năm qua, đẩy nhanh hơn thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải cách thể chế, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp mới và chuyển đổi số.

TIN LIÊN QUAN
Đối ngoại và hội nhập quốc tế nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả đã góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 đạt mốc 732,5 tỷ USD, tăng hơn 2,7 lần so với thời điểm trước khi Nghị quyết 22 ra đời. Trong đó giá trị xuất khẩu năm 2022 đã cao hơn giá trị nhập khẩu, với gần 372 tỷ USD. Bên cạnh đó, với những nỗ lực cải cách và chủ động hội nhập, Việt Nam đã được 71 nước công nhận là nền kinh tế thị trường.

Đây chính là một trong các yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động xúc tiến, hợp tác kinh tế thương mại của doanh nghiệp, là cơ sở góp phần bảo đảm các lợi ích hợp pháp, chính đáng của các doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam khi xẩy ra các tranh chấp, xung đột thương mại quốc tế.

Tầm nhìn xa cho những thành tựu lớn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, ngày 14/4/2023. (Ảnh: Hải Minh)

Trên mặt trận đối ngoại đa phương, theo tinh thần Nghị quyết, Việt Nam đã tự tin, chủ động tham gia và đóng góp tích hơn trong việc định hình các cơ chế hợp tác quốc tế, có tiếng nói trọng lượng hơn trong các diễn đàn khu vực và quốc tế. Điều này thể hiện rõ nét tại những sự kiện đa phương mà Việt Nam đăng cai như Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) năm 2018, tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 tại Hà Nội năm 2019, đảm nhiệm thành công trọng trách kép Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021…

Sự tham gia chủ động, có trách nhiệm cùng với năng lực đóng góp, điều hành, năng lực khởi xướng ý tưởng, sáng kiến của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương của khu vực và quốc tế từng bước góp phần nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam, được bạn bè quốc tế tin tưởng, đánh giá cao. Chủ trương hội nhập tích cực, chủ động theo tinh thần Nghị quyết 22 đã đưa quan hệ của Việt Nam với các nước, nhất là các đối tác ưu tiên, quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững.

Trong giai đoạn từ 2013 đến nay, Việt Nam đã đã thiết lập thêm quan hệ đối tác chiến lược với 9 đối tác và quan hệ đối tác toàn diện với 4 đối tác, nâng tổng số quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện từ 17 lên 30 nước. Trong đó, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả 5 nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, tất cả thành viên các nước G7 và 13 trong 20 nước nhóm G20.

Nhìn lại một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế

Nhìn lại một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam ...

"Tăng cường tham mưu chiến lược về hội nhập quốc tế"

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường công tác tham mưu chiến lược cho Chính phủ, Thủ ...

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Ngày này 10 năm trước, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, một cột mốc trên tiến trình ...

Nghị quyết số 22-NQ/TW: ‘La bàn’ đưa hội nhập Việt Nam ra khơi

Nghị quyết số 22-NQ/TW: ‘La bàn’ đưa hội nhập Việt Nam ra khơi

Mười năm trôi qua kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế (ngày 10/3/2013), cùng TG&VN ...

Ngoại giao Nhà nước góp phần củng cố vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi

Ngoại giao Nhà nước góp phần củng cố vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi

Trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả thực hiện đường lối đối ngoại Đại hội XIII giữa nhiệm kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao ...

Bên cạnh những thành tựu hội nhập to lớn đã đạt được của 10 năm triển khai Nghị quyết 22 trong các trụ cột chính, thì hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Qua quá trình triển khai hội nhập, cọ xát thực tiễn, năng lực, bản lĩnh và trình độ của những người làm công tác đối ngoại nói chung và hội nhập quốc tế nói riêng được nâng cao và phát triển, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh thế giới đang biến động nhanh, khó lường, với những thách thức truyền thống và phi truyền thống đan xen, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng khốc liệt.

Để có được những thành tựu ấn tượng như thế, là nhờ có sự soi sáng, chỉ đường từ Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, sự chuyển biến về tư duy và hành động của các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương. Những thành tựu đó đã góp phần triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, từng bước nâng cao vị thế, vai trò và uy tín của Việt Nam. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên Khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII ngày 26/1/2021, rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tầm nhìn xa cho những thành tựu lớn
Trên mặt trận đối ngoại đa phương, theo tinh thần Nghị quyết, Việt Nam đã tự tin, chủ động tham gia và đóng góp tích hơn trong việc định hình các cơ chế hợp tác quốc tế, có tiếng nói trọng lượng hơn trong các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Nhìn lại để vững tin bước tiếp

Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, bài học xuyên suốt cho đội ngũ làm công tác hội nhập quốc tế nói chung và của ngành Ngoại giao nói riêng là luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giữ vững độc lập tự chủ, dĩ bất biến ứng vạn biến, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bên cạnh đó là bài học kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế, ngoại giao quốc phòng, ngoại giao văn hóa…

Trong quá trình triển khai, cần kiên quyết, kiên trì về nguyên tắc nhưng linh hoạt về biện pháp, nhanh chóng nắm bắt những xu thế mới của khu vực, thế giới, vận dụng hài hòa yếu tố thế và lực mới của đất nước trong quá trình thực hiện với thái độ khiêm tốn, chân thành học hỏi và phụng sự. Nhưng khi cần và có thể, những người làm hội nhập quốc tế Việt Nam luôn sẵn sàng, tự tin thể hiện vai trò lớn hơn bởi thế và lực của đất nước đã khác. Nhiều lợi ích của Việt Nam đã gắn bó chặt chẽ hơn với các lợi ích chung của khu vực và thế giới.

Nhìn lại chặng đường đã đi, những thành tựu to lớn đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực hội nhập quốc tế sau Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, đội ngũ những người làm đối ngoại nói chung và hội nhập nói riêng hoàn toàn có thể tự hào để tự tin bước tiếp.

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết cũng là dịp để đánh giá về môi trường quốc tế và khu vực, xu hướng và những thách thức mới, rút ra bài học để tiếp tục hội nhập tích cực, sâu rộng và toàn diện hơn nữa, góp phần triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, mang lại sức bật mới cho nền kinh tế, tiếp tục nâng cao vị thế, uy tín của đất nước, đồng thời đóng góp tích cực trong các vấn đề quan tâm chung của khu vực và quốc tế.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện

Kết luận tại Phiên họp toàn thể Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế năm 2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn ...

Ngành Ngoại giao: Tâm thế mới trong tình hình mới

Ngành Ngoại giao: Tâm thế mới trong tình hình mới

Đổi mới, sáng tạo, hướng tới xây dựng nền ngoại giao chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại là những nội dung được chú trọng trong ...

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Ngày này 10 năm trước, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, một cột mốc trên tiến trình ...

WTO đánh giá cao thành công của Việt Nam về hội nhập quốc tế và phát triển

WTO đánh giá cao thành công của Việt Nam về hội nhập quốc tế và phát triển

Chuyến thăm của TS. Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy sự đánh giá cao của tổ chức ...

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về hội nhập quốc tế

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về hội nhập quốc tế

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức tổng kết, xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày ...

Tin cũ hơn

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp
Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương  trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
Đảng bộ Bộ Ngoại giao trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt Nga Đảng bộ Bộ Ngoại giao trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt Nga
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ trao giải cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ trao giải cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ Ngoại giao quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Bộ Ngoại giao quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ hai Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ hai
Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quý III, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác quý IV năm 2024 Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quý III, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác quý IV năm 2024
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’ Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’