'Tâm trí' dồn vào khủng hoảng năng lượng, châu Âu làm nên kỳ tích, mùa Đông vẫn lạnh vì thiếu Nga?

Linh Chi
Nga đã "mạnh tay" cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt để trả đũa các lệnh trừng phạt của châu Âu, nhưng khu vực này vẫn có thể tích lũy đủ cho mùa Đông sắp tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đó là một kỳ tích đáng chú ý. Chỉ 8 tháng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, châu Âu đang tự "ly hôn" nguồn năng lượng lớn nhất. Khu vực này đã giảm nhập khẩu dầu với mục đích hạn chế khả năng tài trợ của Moscow cho chiến dịch quân sự.

nhà máy xử lý khí Karsto ở đô thị Tysvær thuộc hạt North Rogaland, Na Uy. Nước này, hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, sẽ tăng cường an ninh xung quanh các cơ sở khai thác dầu của mình, họ cho biết sau cáo buộc phá hoại các đường ống dẫn trên Biển Baltic của Nord Stream. (Nguồn: Getty Images)
Hình ảnh nhà máy xử lý khí Karsto ở đô thị Tysvær thuộc hạt North Rogaland, Na Uy về đêm. Nước này hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu. (Nguồn: Getty Images)

Thành công của châu Âu

Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Wood Mackenzie cho thấy, tỷ lệ nhập khẩu khí đốt tự nhiên Nga của Liên minh châu Âu (EU) đã giảm từ 36% vào tháng 10 năm ngoái, xuống chỉ còn 9% một năm sau đó. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhập khẩu dầu thô của Nga của khối cũng đã giảm 33% trước khi lệnh cấm có hiệu lực vào tháng 12.

Châu Âu hiện đang trên đường đạt được sứ mệnh chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 và đang tăng cường nhập khẩu từ Na Uy, Algeria cùng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ để "lấp đầy khoảng trống".

Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE) cho hay, các cơ sở lưu trữ khí đốt tại khu vực đã đầy 91%, vượt xa mục tiêu 80% mà các quan chức EU đặt ra vào tháng 11.

Nhưng thành công của châu Âu cũng khiến nền kinh tế phải "trả giá đắt". Cuộc tranh giành các nguồn cung thay thế Nga đã khiến giá năng lượng tăng vọt.

Tin liên quan
Việt Nam Việt Nam 'thăng hạng' uy tín toàn cầu - cơ hội cho doanh nghiệp bứt tốc năng lực cạnh tranh

Giá khí đốt tiêu chuẩn của châu Âu đã giảm mạnh kể từ khi đạt đỉnh vào cuối tháng 8 nhưng vẫn cao hơn 265% so với một năm trước. Điều này gây gánh nặng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, buộc các chính phủ phải tung các gói trợ cấp khổng lồ.

Đức, cường quốc sản xuất của châu Âu, dự kiến ​​nền kinh tế sẽ giảm 0,4% trong năm tới.

Georg Zachmann - thành viên cấp cao tại Bruegel - tổ chức tư vấn có trụ sở tại Brussels nhận định : “Sự phụ thuộc vào khí đốt Nga sẽ không còn vào năm tới. Tuy nhiên, mức giá năng lượng hợp lý ở châu Âu được kỳ vọng sẽ xuất hiện trong nửa sau của thập niên".

Chỉ là khởi đầu

Dù các kho dự trữ khí đốt đã gần đây, an ninh năng lượng của khu vực vẫn còn bấp bênh. Tình trạng mất điện và việc phân bổ khí đốt vẫn có thể xảy ra trong những tháng tới trong trường hợp nguồn cung gặp sự cố và thời tiết mùa Đông khắc nghiệt.

Theo IEA, các kho dự trữ khí đốt đã đầy ít nhất 90% nhưng khối vẫn có thể phải đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung vào đầu năm tới, nếu Nga quyết định cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt từ tháng này.

Giám đốc điều hành Alexei Miller của Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga nhận thấy, không có gì đảm bảo rằng châu Âu sẽ sống tốt qua mùa Đông với lượng dự trữ hiện tại. Kho dự trữ của Đức sẽ chỉ đáp ứng được nhu cầu trong vòng 10 tuần.

Việc bổ sung những kho dự trữ mới vào năm tới được coi là thử nghiệm lớn tiếp theo của châu Âu.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu không phải là một cú sốc nhất thời và mùa Đông tới sẽ đầy thách thức nhưng "mùa Đông năm 2023 có thể sẽ tồi tệ hơn".

Theo trưởng bộ phận phân tích khí đốt Tomas Marzec-Manser tại Cơ quan Dịch vụ tình báo hàng hóa độc lập (ICIS) cho rằng, các kho dự trữ có thể ở mức "đặc biệt thấp" vào cuối tháng 3/2023, nếu nhiệt độ giảm nghiêm trọng trong những tuần tới.

Ông Marzec-Manser nói: "Ngay cả khi các nước thành viên EU hoàn thành tốt mục tiêu của Ủy ban châu Âu là hạn chế mức tiêu thụ 15% trong vòng 5 tháng tới thì việc xây dựng lại các kho dự trữ vào mùa Hè tới mà không có Nga là một yêu cầu lớn hơn so với năm 2022. Đây chỉ là sự khởi đầu".

Khi nguồn cung khí đốt từ Moscow bấp bênh, châu Âu đã sử dụng LNG để thay thế. Lượng LNG mà khu vực này và Vương quốc Anh đã tăng 68% trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay, so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, cạnh tranh toàn cầu đối với LNG đã rất khốc liệt và có thể trở nên khốc liệt hơn nữa nếu Trung Quốc bắt đầu tăng tốc nhập khẩu vào năm tới.

Sự phụ thuộc vào khí đốt Nga sẽ không còn vào năm tới. Tuy nhiên, mức giá năng lượng hợp lý ở châu Âu được kỳ vọng sẽ xuất hiện trong nửa sau của thập niên.

Phó Chủ tịch cấp cao về khí đốt và LNG Sindre Knutsson của công ty nghiên cứu Rystad Energy khẳng định: “Nhu cầu LNG của Trung Quốc tăng trở lại cũng có thể gây ra thách thức lớn đối với khả năng thu hút mặt hàng này của châu Âu trong năm tới.

Song song với đó, nguồn cung dầu cũng có thể bị thắt chặt. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+) đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11.

Giám đốc điều hành Florian Thaler của OilX, một công ty dữ liệu dầu mỏ cho rằng, trước đây, khi giá dầu toàn cầu ở mức gần 100 USD/thùng, Mỹ thường sẽ tăng cường sản xuất “hết cỡ”. Nhưng hiện tại thì không như vậy!

Số liệu của Bruegel cho thấy, các chính phủ châu Âu đã cam kết chi ít nhất 553 tỷ Euro (537 tỷ USD) để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp trước sự gia tăng đau đớn của hóa đơn năng lượng cùng các chi phí sinh hoạt khác.

Đức, nền kinh tế lớn nhất của khối, đã sẵn sàng vay tới 200 tỷ Euro (194 tỷ USD) trong nỗ lực hạ giá khí đốt. Nhưng những chương trình hỗ trợ như vậy sẽ không bền vững nếu giá bán buôn năng lượng vẫn ở mức cao.

Quá trình chuyển đổi năng lượng bị trì hoãn

Cuộc chạy đua của châu Âu để thay thế năng lượng của Nga cũng khiến kế hoạch loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch trong dài hạn bị đẩy lùi.

Ông Carlos Torres Diaz, người đứng đầu bộ phận phân tích năng lượng của Rystad Energy cho rằng, quá trình chuyển đổi năng lượng của châu Âu “đã bị trì hoãn” vì khu vực này ưu tiên cho an ninh năng lượng.

Lo ngại về tình trạng thiếu năng lượng trên diện rộng đã khiến một số quốc gia phải khởi động các nhà máy than, loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong số các loại nhiên liệu hóa thạch.

Theo ICIS, sản lượng điện từ than cứng đã tăng gần 15% từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay, so với cùng kỳ năm 2021.

Nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng đã tập trung "tâm trí" của các quốc gia trong toàn khối.

Vào tháng 5, Ủy ban châu Âu đã công bố kế hoạch "REPowerEU" trị giá 210 tỷ Euro (204 tỷ USD) để tự loại bỏ khí đốt nhập khẩu từ Nga. Chủ tịch Ủy ban châu Âu EU Ursula von der Leyen cho biết, sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của lục địa sang năng lượng tái tạo.

EU hiện đang đặt mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 45% năng lượng của khối vào cuối thập niên, tăng từ mức 40%.

Ông Torres Diaz nhận định: “Những nguồn năng lượng này cũng giúp EU giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng".

Xuất khẩu dầu Nga giảm mạnh vì 'đòn' trừng phạt; Moscow không giảm nguồn cung cho Đức bất cấp sự cố Druzhba

Xuất khẩu dầu Nga giảm mạnh vì 'đòn' trừng phạt; Moscow không giảm nguồn cung cho Đức bất cấp sự cố Druzhba

Ngày 13/10, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, xuất khẩu dầu Nga đã giảm gần 4% trong tháng 9, do doanh số ...

Khủng hoảng năng lượng đang sắp xếp lại thứ hạng mới ở châu Âu?

Khủng hoảng năng lượng đang sắp xếp lại thứ hạng mới ở châu Âu?

Một nước Italy mạnh mẽ hơn hay một nước Đức đang “yếu” đi và sẽ còn sự "đổi ngôi" về thứ bậc khác nữa, trong ...

Khủng hoảng năng lượng: EU tổ chức Hội nghị không chính thức, giới hạn giá khí đốt lại được đặt 'lên bàn cân'

Khủng hoảng năng lượng: EU tổ chức Hội nghị không chính thức, giới hạn giá khí đốt lại được đặt 'lên bàn cân'

Ngày 12/10, Bộ trưởng Công thương Czech Jozef Sikela cho biết, Hội nghị không chính thức sắp tới sẽ thảo luận về hệ thống mua ...

Kinh tế Đức sẽ không còn là 'đầu tàu' trong EU?

Kinh tế Đức sẽ không còn là 'đầu tàu' trong EU?

Tác động từ xung đột Nga-Ukraine và quan hệ trắc trở với Trung Quốc có thể khiến kinh tế Đức sớm mất đi vị thế ...

Tin tốt dồn dập, EU được 'nghỉ ngơi', làm gì để tránh sa lầy khủng hoảng năng lượng?

Tin tốt dồn dập, EU được 'nghỉ ngơi', làm gì để tránh sa lầy khủng hoảng năng lượng?

Nhờ lượng LNG dồi dào, thời tiết mùa Thu ôn hòa và nhu cầu tiêu thụ giảm rõ rệt, giá khí đốt tại châu Âu ...

(theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tại các tỉnh nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu quả.
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật với nhiều quyết sách đột phá, góp phần đổi mới, đưa nền kinh tế đất nước vươn lên mạnh mẽ.
Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AANZFTA.
Việt Nam mong muốn Algeria tạo điều kiện tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà ở

Việt Nam mong muốn Algeria tạo điều kiện tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà ở

Ngày 26/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đón Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và người có công Algeria Laid Rebigua.
Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Lượng giao dịch tăng hơn 10%, Khánh Hòa định lại giá đất 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ 'nút thắt' cho thị trường, Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Có hay không bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 đang được người dân quan tâm khi hiệu lực Luật mới đã điều chỉnh.
Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Theo Báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, khi cân nhắc chủ đầu tư, người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Quốc hội vừa thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Các tổ chức tín ...
Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, giá căn hộ cao cấp và đất nền tại TPHCM tăng gấp đôi sau 8 năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7 ghi nhận USD giảm nhẹ, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đi xuống.
MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai gói vay ưu đãi 5000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua ô tô với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7,5%/năm, khách hàng có thể ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7 ghi nhận đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng so với đồng Yen Nhật.
MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

Với gói vay mua nhà linh hoạt, lãi suất ưu đãi và thời gian vay lên đến 35 năm, MB mang đến cơ hội “hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước" cho người trẻ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7 ghi nhận đồng USD phản ứng rất ít với dữ liệu doanh số bán nhà hiện tại của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch tổng thể trầm lắng.
Phiên bản di động