Tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

Nhất Phong
Ngày mai, Thủ tướng Campuchia Hun Manet thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11-12/12 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Hun Manet trên cương vị mới, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Samdech Moha Borvor Thipadei Hun Manet. (Nguồn: QĐND)

Hai mươi năm qua, quan hệ Việt Nam-Campuchia đã không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới, kể từ năm 2005, khi Lãnh đạo Cấp cao hai nước thống nhất đề ra phương châm mới trong phát triển quan hệ song phương theo tinh thần “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Tin liên quan
Học giả Campuchia đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Manet Học giả Campuchia đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Manet

Lãnh đạo Cấp cao hai nước duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc và trao đổi dưới nhiều hình thức kể cả khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước với các cơ chế hợp tác thiết thực được triển khai ngày càng hiệu quả, đưa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu.

Các hoạt động ngoại giao nhân dân của Mặt trận, Nhóm nghị sỹ hữu nghị, Hội hữu nghị, các tổ chức đoàn thể quần chúng Việt Nam-Campuchia, nhất là tại các tỉnh biên giới diễn ra sôi nổi và rộng khắp, góp phần nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước.

Hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh giữa hai nước được tăng cường. Hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia đạt 10,57 tỷ USD, tăng khoảng 10,88% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 10 tháng năm 2023, kim ngạch thương mại hai nước đạt 7,1 tỷ USD, giảm 22,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia (sau Trung Quốc và Mỹ) và là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN. Đến nay, Việt Nam có 205 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,94 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia, đồng thời đứng thứ hai trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có đầu tư.

Các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia đã và đang đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội và sự phát triển thịnh vượng của Vương quốc Campuchia. Các lĩnh vực hợp tác khác về giáo dục - đào tạo, giao thông - vận tải, văn hóa, y tế, viễn thông... cũng được quan tâm, đẩy mạnh. Trong năm 2023, trao đổi du lịch giữa hai nước có bước tăng trưởng nổi bật. Trong 10 tháng qua, số lượng khách du lịch Việt Nam đến thăm Campuchia đạt hơn 880.000 người, trong khi khách Campuchia sang thăm Việt Nam đạt hơn 300.000 người.

Hai nước cũng phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế, khu vực và tiểu vùng, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam (CLV), Hội nghị cấp cao Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS),… góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Nhìn nhận về mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia thời gian qua, trao đổi với báo giới, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng nhấn mạnh, Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, quan hệ hai nước đã được thử thách, tôi luyện và ngày càng phát triển một cách sâu rộng, thiết thực trên các lĩnh vực, trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc.

Tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia
Các đại biểu hai nước dự Hội nghị lần thứ 12 về hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia, ngày 25/4, tại Tây Ninh. (Nguồn: VGP)

Năm 2022, là “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia”, cả hai nước đã tổ chức thành công nhiều sự kiện có ý nghĩa và thiết thực kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, thể hiện sự coi trọng và luôn dành ưu tiên cho nhau trong mối quan hệ láng giềng tốt đẹp.

Tại cuộc tiếp Đại sứ Việt Nam tại Campuchia ngày 11/10 vừa qua, Thủ tướng Hun Manet đã đề nghị hai bên tiếp tục phát huy các thành quả đạt được, tăng cường quan hệ chặt chẽ và mở rộng hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực, triển khai sâu sát các nội dung hai bên đã thỏa thuận nhằm góp phần thiết thực vào việc củng cố và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Hun Manet khẳng định, Chính phủ và các bộ, ngành Campuchia sẽ tiếp tục phối hợp, hợp tác với Việt Nam để tăng cường quan hệ toàn diện giữa hai nước.

Trong cuộc gặp ngày 20/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) tại thủ đô Riyadh (Vương quốc Saudi Arabia), Thủ tướng Hun Manet và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng khẳng định mong muốn tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã ký giữa hai nước; đẩy mạnh hợp tác, kết nối hai nền kinh tế, góp phần hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn liền với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp hai nước, nhất là trong các lĩnh vực như thương mại biên giới, hợp tác phát triển kinh tế khu vực giáp biên, hiện thực hóa ý tưởng hợp tác du lịch “một hành trình, ba điểm đến” giữa Campuchia, Lào và Việt Nam.

Có thể khẳng định, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Manet sẽ tiếp tục là sự khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của lãnh đạo hai nước trong củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc, đồng thời mang đến những cơ hội hợp tác mới để nâng tầm quan hệ song phương.

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc tại Campuchia

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc tại Campuchia

Từ ngày 30/11-3/12, Đoàn công tác Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Vientiane, tham dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV lần thứ nhất; thăm và làm việc tại Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Vientiane, tham dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV lần thứ nhất; thăm và làm việc tại Lào

Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước lần thứ nhất tổ chức tại Lào là dấu mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác ...

Thủ tướng Vương quốc Campuchia sắp thăm Việt Nam

Thủ tướng Vương quốc Campuchia sắp thăm Việt Nam

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 7/12, Thủ tướng Campuchia Hun Manet sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11-12/12, theo lời ...

Đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia vững bước tiến lên

Đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia vững bước tiến lên

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng khẳng định chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Campuchia Hun Manet (11-13/12) có ...

Học giả Campuchia đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Manet

Học giả Campuchia đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Manet

Trong bài phân tích có tiêu đề “Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Samdech Thipadei Hun Manet sẽ mang lại lợi ích to lớn ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động