Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng tiếp đoàn học giả và đại diện một số doanh nghiệp của tỉnh Quảng Đông do Giáo sư Đào Nhất Đào dẫn đầu. |
Ngày 10/7, nhận lời mời của Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (thuộc Đại học Thâm Quyến) kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác phát triển quốc tế Vành đai - con đường Đào Nhất Đào, cùng một số học giả và đại diện một số doanh nghiệp của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã đến làm việc tại Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu.
Trao đổi tại buổi làm việc, Tổng lãnh sự Nguyễn Việt Dũng nhấn mạnh, Việt Nam trước sau luôn coi trọng truyền thống hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp.
Việt Nam xem việc phát triển quan hệ ổn định, bền vững, lâu dài, không ngừng củng cố tin cậy chính trị, mở rộng hợp tác sâu sắc với Trung Quốc luôn là chủ trương nhất quán, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá của mình.
Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng lãnh sự quán mong muốn góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương một cách toàn diện cả ở kênh 1 và kênh 2. Trong đó, kênh 2 của các học giả, chuyên gia đang cho thấy vai trò ngày càng quan trọng trong việc đưa ra các khuyến nghị chính sách, tìm kiếm các sáng kiến, định hình các khuôn khổ hợp tác mới trong bối cảnh thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng đang phải đối diện với nhiều vấn đề mới nổi và nhiều vấn đề khó.
Việt Nam cũng mong muốn học tập, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc thông qua việc chia sẻ các công trình nghiên cứu của học giả, chuyên gia trong các lĩnh vực như: phát triển kinh tế chất lượng cao; quản trị quốc gia…
GS. Đào Nhất Đào hoan nghênh định hướng tăng cường hợp tác, giao lưu học thuật giữa 2 nước của Tổng Lãnh sự. Bà cho biết với vai trò là một think-tank, Viện nghiên cứu hợp tác phát triển quốc tế Vành đai - con đường xác định 2 nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là thúc đẩy giao lưu học thuật giữa Việt Nam-Trung Quốc và làm cầu nối giữa doanh nghiệp hai nước.
Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và tận mắt chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong thời gian qua, bà tin tưởng rằng cơ hội và tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên trong thời gian tới là vô cùng to lớn. Bà cũng mong muốn Tổng lãnh sự quán sẽ kết nối, đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc đến tìm hiểu và đầu tư tại Việt Nam.
Giáo sư Đào Nhất Đào mong muốn Tổng lãnh sự quán sẽ kết nối, đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc đến tìm hiểu và đầu tư tại Việt Nam. |
Trao đổi về triển vọng hợp tác kinh tế, Tổng lãnh sự Nguyễn Việt Dũng đã lắng nghe ý kiến của lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của tỉnh Quảng Đông có trụ sở tại Thâm Quyến.
Tổng lãnh sự cũng nhắc lại thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024 về việc “tin tưởng Trung Quốc tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, nhất là thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế”.
Tổng lãnh sự Nguyễn Việt Dũng bày tỏ mong muốn doanh nghiệp hai bên sẽ tăng cường tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực hướng đến sự phát triển kinh tế chất lượng cao và bền vững. Trong triển khai cụ thể, Tổng lãnh sự cam kết sẽ luôn tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư và đối tác hợp tác tại Việt Nam.
Trong thời gian tới, Tổng lãnh sự quán sẽ thường xuyên tổ chức các chương trình giới thiệu về chính sách, môi trường đầu tư tại Việt Nam cho các doanh nghiệp Trung Quốc nói chung và doanh nghiệp của tỉnh Quảng Đông nói riêng
Bà Đào Nhất Đào là Giáo sư Kinh tế học, nhà nghiên cứu nổi tiếng về các vấn đề liên quan đến đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Bà hiện là Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Vành đai - con đường thuộc Đại học Thâm Quyến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển quốc tế Vành đai - con đường. Bà đồng thời là chuyên gia tư vấn của Quốc vụ viện Trung Quốc, học giả khoa học xã hội hàng đầu của tỉnh Quảng Đông, Giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học như Đại học Nam Khai, Đại học Hắc Long Giang, Đại học Kashi Tân Cương… Bà có nhiều năm nghiên cứu về tư tưởng, lý luận kinh tế của phương Đông và phương Tây, có nhiều đóng góp trong xây dựng chính sách về cải cách mở cửa, xây dựng đặc khu kinh tế của Trung Quốc, xây dựng các khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và nước ngoài. |
| Sơ kết 5 năm Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2019-2024 Công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo giữa các đơn vị liên quan đã được triển khai đồng bộ, toàn diện trên nhiều nội ... |
| Đồng chí Phạm Văn Đồng và niềm tự hào của Ngoại giao Việt Nam Cách đây đúng 70 năm, đồng chí Phạm Văn Đồng được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị ... |
| Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam Hôm nay (15/7), tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, 25 Tông Đản, Hà Nội, Bộ Ngoại giao khai mạc Triển lãm Hiệp định Geneva ... |
| Ý nghĩa của Hiệp định Geneva trong việc định hình mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam Ấn Độ dù không phải là thành viên tại Hội nghị Geneva lịch sử nhưng lại là nước tham gia tích cực góp phần đi ... |
| Hải Dương khai hội tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông và văn hóa đọc Việt Nam Ngày 24/3, tại Văn miếu Mao Điền, Hải Dương, đã diễn ra lễ khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền và khai mạc Ngày ... |