Ấn Độ sở hữu tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng lớn. (Nguồn: Getty) |
Ấn Độ sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ ba thế giới với năm 2027 nhờ sự bùng nổ mạnh mẽ của tầng lớp trung và thượng lưu, theo kết quả báo cáo gần đây của công ty nghiên cứu BMI.
Hiện tại, quốc gia Nam Á này đang đứng ở vị trí số 5 sau Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Tuy nhiên, công ty thuộc quyền kiểm soát của Fitch Solutions dự báo chi tiêu, tiêu dùng của người dân nước này sẽ tăng 29% trong vòng hai năm tới, giúp quốc gia đông dân nhất thế giới tiến thêm hai bậc trên bảng xếp hạng nói trên.
Để có được điều này, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng tại Ấn Độ được kỳ vọng "vượt mặt" một số nền kinh tế đang phát triển khác tại châu Á như Indonesia, Philippines và Thái Lan.
BMI ước tính chi tiêu hộ gia đình tại Ấn Độ sẽ sớm vượt ngưỡng 3.000 tỷ USD khi thu nhập khả dụng của họ ghi nhận mức tăng hàng năm lên tới 14,6% cho tới năm 2027. Tới thời điểm đó, khoảng 25,8% hộ gia đình trên toàn quốc đạt mức thu nhập khả dụng hàng năm ít nhất 10.000 USD.
"Phần lớn những hộ gia đình đó tập trung tại các trung tâm kinh tế như New Delhi, Mumbai và Bengaluru. Điều này tạo thuận lợi cho các nhà bán lẻ trong quá trình xây dựng chiến lược thị trường trọng điểm", theo nội dung báo cáo.
Lực lượng dân số trẻ cũng góp phần thúc đẩy tiêu dùng tại nền kinh tế số 3 châu Á. Khoảng 33% dân số nước này nằm trong độ tuổi từ 20 tới 33, và theo BMI, nhóm hàng điện tử sẽ là "cục nam châm" hút tiền từ nhóm dân cư này.
BMI dự báo chi tiêu cho truyền thông sẽ tăng trưởng bình quân 11,1%/năm lên 76,2 tỷ USD vào năm 2027 do nhóm người trẻ tại khu vực thành thị, với khả năng tiếp cận công nghệ nhanh và thu nhập dồi dào, sẽ đẩy mạnh chi tiêu đối với các sản phẩm phục vụ mục đích giải trí, điển hình là đồ điện tử.
Tốc độ đô thị hóa nhanh của Ấn Độ cũng góp phần vào thành quả trên khi các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng thông qua một mạng lưới bán hàng rộng khắp.
Trong tháng 4/2023, Apple khai trương 2 cửa hàng tại Delhi và Mumbai. "Đối thủ" Samsung cũng tiết lộ kế hoạch mở 15 cửa hàng trải nghiệm cao cấp trên toàn Ấn Độ vào cuối năm nay, nằm tại các đô thị lớn như Delhi, Mumbai và Chennai.
BMI tiết lộ các nhà đầu tư toàn cầu như Blackstone Group và APG Asset Management đã "đổ" tiền vào một số doanh nghiệp sở hữu nhiều chuỗi trung tâm thương mại nhằm đón đầu xu hướng tăng trưởng tiêu dùng.
| Năm 2075, Ấn Độ có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt? Ngày 12/7, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ để “Hướng dẫn tra cứu thông tin ... |
| Sau gạo, Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, bắt đầu từ tháng 10 tới. |
| Ấn Độ lại có động thái mới với xuất khẩu gạo Ngày 27/8, Bộ Thương mại Ấn Độ thông báo, chính phủ nước này sẽ ấn định giá sàn 1.200 USD/tấn đối với gạo basmati (loại ... |
| Ấn Độ 'mở đường' cho 150.000 tấn gạo trắng ra thế giới Ngày 29/8, chính phủ Ấn Độ đã ban hành mệnh lệnh cho phép xuất khẩu các chuyến hàng gạo trắng không phải loại basmati đang ... |
| 'Cơn khát' dầu Nga của Ấn Độ hạ nhiệt Theo công ty dữ liệu Kpler, tháng 8/2023, Ấn Độ - quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới - đã giảm lượng ... |