Nhỏ Bình thường Lớn

Tăng trưởng của Nhật Bản bất ngờ vượt Trung Quốc, lý do thực sự là gì?

Theo số liệu GDP sơ bộ năm 2023 do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 15/2, tốc độ tăng trưởng danh nghĩa của nước này lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc kể từ năm 1977.
Tăng trưởng của Nhật Bản bất ngờ vượt Trung Quốc, lý do thực sự là gì?
Người tiêu dùng mua hàng tại một chợ ở Quảng Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Cụ thể, nền kinh tế Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng danh nghĩa năm 2023 là 5,7%, trong khi Trung Quốc tăng 4,6%.

Sự đảo chiều đáng ngạc nhiên diễn ra khi Nhật Bản bắt đầu rơi vào tình trạng lạm phát, trong khi Trung Quốc đang đối mặt với áp lực giảm phát.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng thực tế 5,2% năm ngoái. Tăng trưởng thực tế tăng tốc so với năm trước, một phần nhờ sự phục hồi từ mức tăng trưởng 3% của năm 2022, khi nền kinh tế sụt giảm mạnh vì Covid-19.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng danh nghĩa - có tính đến lạm phát - đã giảm xuống 4,6% vào năm 2023 từ mức 4,8% của năm trước.

Tin liên quan
Dân số trẻ trở thành lực lượng tiêu thụ vàng chính ở Trung Quốc Dân số trẻ trở thành lực lượng tiêu thụ vàng chính ở Trung Quốc

Các quốc gia như Mỹ và Đức có tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trên 6%, khiến sự tăng chậm lại của Trung Quốc trở nên nổi bật khi so sánh với các nước phát triển lớn ngoài Nhật Bản.

Trong khi đó, nhu cầu trong nước ở Bắc Kinh vẫn chậm trong bối cảnh bất động sản sụt giảm kéo dài và thị trường việc làm khó khăn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Đồng thời, đầu tư vào hạ tầng và các lĩnh vực công nghiệp vẫn tiếp tục giúp đẩy mạnh năng lực cung ứng, gây áp lực giảm phát liên tục lên nền kinh tế.

Bên cạnh đó, giá tiêu dùng giảm so với cùng kỳ trong bốn tháng liên tiếp đến tháng 1/2024, thì chỉ số giá sản xuất so với cùng kỳ năm trước lại ở mức âm kể từ tháng 10/2022.

Nhà phân tích Lillian Li của Moody's Investor Service nhận định, các biện pháp chính sách được Trung Quốc thực hiện trong những tuần gần đây nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng kết quả thực tế vẫn chưa rõ ràng.

Bà nói: “Tác động đến tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa vào năm 2024 sẽ phụ thuộc vào việc liệu các biện pháp đó và bước kích thích trong tương lai có thể cải thiện niềm tin của thị trường và thúc đẩy nhu cầu một cách bền vững hay không”.

Còn theo chiến lược gia về Trung Quốc Thomas Gatley tại công ty nghiên cứu độc lập Gavekal, áp lực giảm phát ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ tiếp tục, hoặc thậm chí gia tăng và gây áp lực giảm giá toàn cầu.

Ông nói: “Với thời kỳ bùng nổ lịch sử của ngành bất động sản rõ ràng đã trôi qua, chính phủ đang dồn toàn bộ sức lực vào việc mở rộng sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Có lý do thuyết phục để tin rằng Trung Quốc thực sự sẽ vẫn là một quốc gia giảm phát trong những năm tới”.

Song song với đó, sức mạnh sản xuất của Trung Quốc là yếu tố quan trọng giúp giảm lạm phát toàn cầu trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001.

Ông Gatley tin rằng, yếu tố Trung Quốc có thể sẽ đẩy giá xuống. Ông nói: “Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với giá cả toàn cầu thậm chí còn nghiêng rõ ràng hơn theo hướng giảm phát”.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc: Bắc Kinh đã bị tụt lại phía sau, quan hệ với Washington và EU nguội lạnh dần?

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc: Bắc Kinh đã bị tụt lại phía sau, quan hệ với Washington và EU nguội lạnh dần?

Các nền kinh tế lớn ngày càng hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng nhiều nền kinh tế mới nổi và các nước ...

Nước nào soán ngôi nền kinh tế thứ 3 thế giới của Nhật Bản, dự báo bất ngờ về Ấn Độ

Nước nào soán ngôi nền kinh tế thứ 3 thế giới của Nhật Bản, dự báo bất ngờ về Ấn Độ

Dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 15/2 cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản giảm hai quý liên ...

Kinh tế Anh chính thức suy thoái kỹ thuật

Kinh tế Anh chính thức suy thoái kỹ thuật

Ngày 15/2, Văn phòng Thống kê quốc gia (ONS) công bố số liệu cho thấy, kinh tế Anh chính thức suy thoái sau khi tăng ...

Để không thua cuộc trong cuộc đua khoáng sản quan trọng với Trung Quốc, Mỹ đang làm điều này

Để không thua cuộc trong cuộc đua khoáng sản quan trọng với Trung Quốc, Mỹ đang làm điều này

Ngày 14/2, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết, nước này rất lo ngại về sự kiểm soát của Trung Quốc trong chuỗi ...

Dân số trẻ trở thành lực lượng tiêu thụ vàng chính ở Trung Quốc

Dân số trẻ trở thành lực lượng tiêu thụ vàng chính ở Trung Quốc

Vàng đang lấy lại sức hấp dẫn đã mất, khi trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người trẻ Trung Quốc, thay vì kim ...

(theo TTXVN)

Tin cũ hơn

Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7 Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7
Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’ Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’
Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu
Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ
'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow 'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow
Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè? Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè?
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ
Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD
Đi châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói điều ngọt ngào ở Serbia, ‘gửi thư tình’ tới Hungary Đi châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói điều ngọt ngào ở Serbia, ‘gửi thư tình’ tới Hungary
Mỹ 'làm căng' với Huawei, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết Mỹ 'làm căng' với Huawei, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, ‘tuyệt tình’ năng lượng Nga, EU ‘mắc lưới’ của Mỹ-Trung Quốc Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, ‘tuyệt tình’ năng lượng Nga, EU ‘mắc lưới’ của Mỹ-Trung Quốc