Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2023. (Ảnh: Gia Thành) |
Buổi họp báo diễn ra ngay sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho rằng, trong tháng 12/2023, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 3,25%. Thị trường tiền tệ, tỉ giá, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022. Bội chi ngân sách nhà nước, các chỉ tiêu về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia thấp hơn giới hạn cho phép.
Tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, tuy không đạt mục tiêu đề ra nhưng là điểm sáng của kinh tế toàn cầu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2023 tăng 5,05%, thuộc nhóm cao trong khu vực và thế giới.
Tin liên quan |
Kinh tế Việt Nam 2024: Nắm bắt ‘thời khắc’, tận dụng sức mạnh nội tại! |
Cả 3 khu vực đều phát triển tốt; nông nghiệp tăng cao nhất trong hơn 10 năm qua; công nghiệp phục hồi tốt; dịch vụ phát triển sôi động, du lịch phục hồi, đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế - vượt xa mục tiêu 8 triệu lượt khách.
Song song với đó, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng, đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 6,2%; giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 95% kế hoạch, cao hơn so cùng kỳ (91,42%); thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32,1%; vốn FDI thực hiện đạt 23,18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh đó, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được đẩy mạnh và là điểm sáng của năm 2023. Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế được chú trọng; môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh được cải thiện; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được đẩy mạnh...
Ngoài ra, chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội đều đạt và vượt, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,1%, còn 2,93%; tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,35%...
Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế thành công toàn diện và là điểm sáng nổi bật của năm 2023.
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Đặc biệt, nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả, triển vọng của nền kinh tế nước ta và dự báo Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới. Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng 'Ổn định'. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới…"
Bên cạnh những kết quả trên, Bộ trưởng Trần Văn Sơn thông tin, đất nước vẫn còn khó khăn, thách thức cần được khắc phục, tháo gỡ như: Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; thị trường quốc tế bị thu hẹp, sản xuất kinh doanh, tiếp cận tín dụng khó khăn; nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế; đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn; an ninh trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn diễn biến phức tạp...
Dẫn lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh: "Năm 2024 là năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Vì vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cần bám sát các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, cụ thể hóa để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024".
Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2024 như: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thực chất, hiệu quả các đột phá chiến lược. Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi.
Ngoài ra, cần rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tổ chức liên kết vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Phát triển mạnh các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đồng thời, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách tạo đồng thuận xã hội....
| Chuyên gia: Đường sắt cao tốc giúp định vị Việt Nam là một trung tâm logistics của khu vực Xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng kết nối của Việt Nam với các nước láng ... |
| Ngân hàng thế giới: Việt Nam đứng vị trí 43 thế giới về chỉ số hiệu quả logistics, thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI), thuộc nhóm 5 nước ... |
| Kinh tế Việt Nam 2024: Nắm bắt ‘thời khắc’, tận dụng sức mạnh nội tại! “Kiên cường” là từ khóa mà ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam nói về ... |
| Kinh tế Việt Nam 2024: Dốc toàn lực cho chặng đường về đích Trao đổi với TG&VN, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, 2024 là năm ... |
| Vị trí mới của kinh tế Việt Nam trên toàn cầu Những ngày cuối năm 2023, Báo cáo của Fitch Ratings (Mỹ) củng cố thêm niềm hy vọng về vị trí mới của kinh tế Việt ... |