Nhỏ Bình thường Lớn

Tăng trưởng vượt kỳ vọng, Trung Quốc vẫn đối mặt nguy cơ kinh tế suy giảm mạnh

Dù GDP tăng trưởng 4,8% trong quý 1/2022, tốt hơn dự kiến, nền kinh tế Trung Quốc có thể vẫn đối mặt với nguy cơ suy giảm mạnh trong những tháng tới.
Tăng trưởng vượt kỳ vọng, Trung Quốc vẫn đối mặt nguy cơ kinh tế suy giảm mạnh
Dữ liệu tháng 4 của nền kinh tế Trung Quốc được dự báo có thể sẽ tồi tệ hơn. (Nguồn: Reuters)

“Chúng ta phải nhận thức rằng, môi trường trong nước và quốc tế ngày càng trở nên phức tạp và bất ổn, mục tiêu phát triển kinh tế đang gặp phải những khó khăn và thách thức lớn”, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc đề cập trong bản công bố dữ liệu kinh tế quý I/2022.

Do ảnh hưởng từ diễn biến tình hình dịch Covid-19 mới và cuộc xung đột Nga-Ukraine, dù các số liệu kinh tế của tháng 1, 2 vượt qua mọi kỳ vọng, nhưng số liệu của tháng 3 đã bắt đầu phản ánh các tác động do lệnh hạn chế đi lại lên các đơn đặt hàng, tại các trung tâm kinh tế, như đô thị ven biển Thượng Hải.

Các biện pháp phong tỏa tạm thời nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 đã làm tắc nghẽn đường cao tốc và bến cảng, vô số nhà máy phải đóng cửa, công nhân bị mắc kẹt. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị tại Trung Quốc tăng cao hơn trong tháng 3, lên 5,8%, trong đó, những lao động ở độ tuổi từ 16 đến 24 chiếm 16%, dựa trên cuộc khảo sát toàn quốc.

“Chúng ta phải phối hợp các nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh Covid-19, trong khi vẫn phát triển kinh tế-xã hội, đặt ổn định kinh tế là ưu tiên hàng đầu, nhưng đặt nhiệm vụ đảm bảo tăng trưởng bền vững ở một vị trí quan trọng hơn nữa”, theo phát ngôn của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng, dữ liệu tháng 4 của nền kinh tế số 2 thế giới có thể còn tồi tệ hơn, với tình trạng đóng cửa kéo dài tại các trung tâm thương mại ở Thượng Hải và nhiều nơi khác.

Tuần trước, ngày 15/4, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo sẽ cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ, giúp “giải phóng” khoảng 530 tỷ NDT (83,25 tỷ USD) thanh khoản dài hạn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Quyết định này được mong đợi sau khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ủng hộ việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) cho tất cả các ngân hàng, cho rằng, các công cụ chính sách tiền tệ của các ngân hàng nên được sử dụng kịp thời. Động thái đánh dấu bước đi mới nhất của Bắc Kinh, nhằm kiềm chế đà tăng trưởng suy giảm mạnh.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã công bố nhiều biện pháp kích thích tài khóa hơn trong năm nay, bao gồm đẩy mạnh phát hành trái phiếu địa phương để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp.

Nhưng các nhà phân tích không chắc, liệu việc cắt giảm lãi suất có tác dụng để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế trong thời gian tới hay không, các nhà máy và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, trong khi người tiêu dùng vẫn thận trọng trong việc chi tiêu. Việc nới lỏng tích cực hơn cũng có thể kích hoạt dòng vốn chảy ra ngoài, gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Trung Quốc.

Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế chậm hơn vào khoảng 5,5% trong năm nay do những khó khăn xảy ra, nhưng một số nhà phân tích cho rằng, điều đó có thể khó đạt được nếu không có các biện pháp kích thích tích cực hơn.

Giá cà phê hôm nay 18/4: Nghịch lý thị trường cà phê; kỳ vọng tăng trở lại nhờ thời tiết Brazil

Giá cà phê hôm nay 18/4: Nghịch lý thị trường cà phê; kỳ vọng tăng trở lại nhờ thời tiết Brazil

Theo ICO, giá cà phê thế giới giảm sau 17 tháng tăng liên tiếp, với mức giảm 7,6% so với tháng trước, đạt bình quân ...

Giá vàng hôm nay 18/4: Giá vàng thăng hoa; lạm phát qua đỉnh điểm, vàng SJC vượt 70 triệu đồng tuần này?

Giá vàng hôm nay 18/4: Giá vàng thăng hoa; lạm phát qua đỉnh điểm, vàng SJC vượt 70 triệu đồng tuần này?

Giá vàng hôm nay 18/4 đã tăng 1,5% so với tuần trước bởi những phiên giao dịch thăng hoa, vượt ngưỡng 1.975 USD/ounce. Lạm phát ...

(theo Reuters, CNBC)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc