Nhỏ Bình thường Lớn

Tạo sức đề kháng cho văn hóa nông thôn

Dường như văn hóa nông thôn ít được nhắc đến, dù nó chính là nền tảng của văn hóa Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã chia sẻ với Báo TG&VN về vấn đề này.
TIN LIÊN QUAN
tao suc de khang cho van hoa nong thon Agribank giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn
tao suc de khang cho van hoa nong thon “Chảy máu” lao động nông thôn

Theo Phó Giáo sư, sinh hoạt văn hóa ở nông thôn Việt Nam có những đặc thù gì?

Trước khi đất nước tiến hành cải cách mở cửa, đời sống vật chất khó khăn nên người dân chủ yếu lo cho cái ăn, cái mặc là chính. Vì vậy, có thể nói đời sống văn hóa thời đó khá nghèo nàn, xơ cứng, chưa phản ánh đầy đủ nhu cầu văn hóa thực sự của người dân. Tuy nhiên, đây là thời kỳ tiếp nối của mấy thập kỷ đất nước chìm trong chiến tranh nên đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là nghĩa tình làng xóm, mối quan hệ giữa mọi người trong cộng đồng rất đẹp. Thời kỳ này cuộc sống khá yên ổn.

tao suc de khang cho van hoa nong thon
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Từ khi mở cửa đến nay, đời sống văn hóa ở nông thôn phong phú hơn nhiều. Mọi người đều có điều kiện cập nhật về đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. Nhà nào cũng có tivi, đài…, còn internet có ở nhiều nơi. Nó tác động thẳng đến đời sống văn hóa nông thôn. Đấy là câu chuyện mừng bởi nó giúp san bằng khoảng cách giữa miền núi với nông thôn và giữa nông thôn với thành thị. Câu chuyện này là một phần của sự bình đẳng và dân chủ trong xã hội.

Ngoài những yếu tố kể trên, điều gì đang khiến văn hóa nông thôn thay đổi, thưa Phó Giáo sư?

Có thể nói, nhiều lắm, nhưng một trong những vấn đề nổi cộm là môi trường. Chẳng hạn như những dòng sông gắn liền với đời sống văn hóa nông thôn, nhưng lại không được quan tâm khiến chúng cứ chết dần. Có dòng sông thì mới có mưu sinh, có hát dặm, hát đối, hát quan họ... và các hoạt động văn hóa, tâm linh sông nước khác.

Xã hội phát triển là điều đáng mừng. Người ta có thể hoài niệm về những điều tốt đẹp trong quá khứ, nhưng chớ biến nó thành điều gì mẫu mực. Đó là sự phát triển tất yếu của một xã hội. Điều chúng ta cần làm chính là gạn lại những yếu tố tích cực để còn bảo vệ, giữ gìn cho mai sau.

Vậy theo Phó Giáo sư, đời sống văn hóa ở nông thôn đang giàu lên hay nghèo đi?

Đời sống văn hóa nông thôn hiện nay đang theo hướng hiện đại hóa và hội nhập với quốc tế. Văn hóa truyền thống hội nhập với văn hóa hiện đại tạo thành nền văn hóa Việt Nam đương đại. Có như vậy nền văn hóa của chúng ta mới phong phú và phát triển. Người dân cần được trang bị đầy đủ thông tin về văn hóa,  kinh nghiệm và cách tiếp cận tốt nhất đối với văn hóa đương đại và văn hóa của thế giới để điều chỉnh văn hóa của mình.

tao suc de khang cho van hoa nong thon

Phó Giáo sư muốn nói đến các điểm văn hóa ở nông thôn?

Các nhà văn hóa thôn, xã đó chúng ta xây rất nhiều nhưng hiệu quả không cao. Cái vỏ nhà văn hóa không phù hợp với các hoạt động văn hóa, còn nội dung hoạt động nghèo nàn, không đáp ứng nhu cầu văn hóa thực sự của người dân. Điều cần thiết là làm cho những nhà văn hóa thiết thực hơn với cộng đồng, giúp người dân đến đây để tự thực hành, chia sẻ văn hóa, thỏa mãn nhu cầu văn hóa. Kinh nghiệm cho thấy cách xã hội hóa nhà văn hóa như hiện nay là cách thả nổi sẽ không bao giờ có được nhà văn hóa như mong muốn.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để giữ gìn và phát huy những vốn quý văn hóa trong đời sống nông thôn?

Nhiều nước ở châu Á phát triển trước chúng ta đến vài thập kỷ đã phải trả giá đắt về sự mất mát văn hóa truyền thống. Những gì chúng ta thấy ở Hàn Quốc và Nhật Bản hôm nay là những nét văn hóa đã được phục hồi, tái tạo. Chúng ta đi sau họ, nhưng chưa học được bài học của họ.

Chúng ta có rất nhiều chùa, đình cổ được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Chính vì cho rằng những nơi này bé quá và để đáp ứng đời sống tâm linh ngày nay, người ta phá đi để xây mới, to hơn. Sai lầm là ở đây. Chúng ta để mất những tài sản của cha ông để lại.

Ở Nhật Bản, trong quá trình phát triển, có lúc họ quên mất nhóm dân tộc và văn hóa của người Ainu. Dân tộc này bị mai một đi. Phải đến giữa năm 2008, một nghị quyết được Nghị viện Nhật Bản thông qua đã kêu gọi Chính phủ công nhận và khôi phục văn hóa Ainu.

Bài học này rất cần thiết. Việt Nam đang có nhiều dân tộc thiểu số, có dân tộc chỉ còn vài ba trăm người. Nếu chúng ta không có những chính sách tích cực hơn nữa để bảo tồn văn hóa các dân tộc hay các nhóm địa phương có dân số ít này, thì chẳng mấy chốc câu chuyện văn hóa của Ainu sẽ lặp lại ở nước ta.

Xin cảm ơn Phó Giáo sư!

tao suc de khang cho van hoa nong thon Luồng gió mới về nông thôn Quảng Ninh

Chưa hài lòng với top 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về xây dựng nông thôn mới, Quảng Ninh vẫn đang tích cực tìm kiếm ...

tao suc de khang cho van hoa nong thon Mở đường cho thương mại điện tử về nông thôn

Dù tỷ trọng tại các khu vực nông thôn còn thấp nhưng nhiều chuyên gia ngành bán lẻ nhận định, thương mại điện tử (TMĐT) ...

tao suc de khang cho van hoa nong thon Phát triển nông thôn bền vững để "không ai bị bỏ lại sau"

Phát biểu tại Sự kiện cấp cao về mô hình phát triển nông thôn mới và cộng đồng bền vững, Chủ tịch nước Trương Tấn ...

Minh Hòa (thực hiện)