TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam dự Phiên họp trù bị năm 2018 cho Hội nghị Kiểm điểm NPT | |
Xây dựng đội ngũ chuyên gia pháp lý quốc tế ngang tầm khu vực, quốc tế |
Hội nghị tập huấn với sự tham dự của cán bộ các Bộ, ngành và Bộ Ngoại giao đã quán triệt các quy định của pháp luật và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, trọng tâm là cập nhật những quy định mới, các biện pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong triển khai công tác này.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Sao Mai phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Bên cạnh những lưu ý về thực hiện quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2017, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007, Hội nghị đã phổ biến, cập nhật các quy định tại Quyết định số 36/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục ký kết, thực hiện thỏa thuận nhân danh Chính phủ và kiến nghị Chủ tịch nước quyết định ký kết thỏa thuận nhân danh Nhà nước không phải là điều ước quốc tế và các quy định có liên quan, đồng thời quán triệt Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế cũng như các quy định và quy chế mới trong công tác triển khai thực hiện các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng.
Cũng trong khuôn khổ chương trình Hội nghị, cán bộ Bộ Ngoại giao đã quán triệt nội dung Quyết định số 996/QĐ-BNG ngày 19/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Ngoại ban hành Quy chế công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao.
Các đại biểu tham dự Hội nghị. |
Phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Sao Mai nhấn mạnh, nhiệm vụ đặt ra cho cán bộ các ngành, các cấp, các địa phương về triển khai các cam kết quốc tế, tận dụng hiệu quả các cơ hội và có các biện pháp ứng phó phù hợp đối với thách thức đặt ra trong việc triển khai các cam kết quốc tế, nhất là các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và hàng loạt các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên; đẩy mạnh rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế trong nước phù hợp với các luật lệ, chuẩn mực chung, các cam kết quốc tế mà nước ta tham gia.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Sao Mai khẳng định, việc nâng cao hiệu quả công tác ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế của nước ta là yêu cầu và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng trong đó chú trọng đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương theo Chỉ thị số 25-CT/TW mới đây của Ban Bí thư, nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của tổ chức, công dân Việt Nam, đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách trong nước, đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Tầm quan trọng của công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đã được.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị này được tổ chức để cập nhật các quy định mới, thực tiễn có liên quan cũng như tạo diễn đàn trao đổi, qua đó giúp nâng cao nhận thức của cán bộ các Bộ, ngành về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
Bà Lê Thị Tuyết Mai, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế thông tin về các quy định mới có liên quan, các điểm cần lưu ý và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. |
Bà Lê Thị Tuyết Mai, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao đã trình bày các quy định mới có liên quan, các điểm cần lưu ý và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, đồng thời giải đáp các câu hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các đại biểu của các bộ, ban, ngành tham dự Hội nghị tập huấn.
Trong những năm qua, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đã tích cực triển khai các cam kết quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các văn bản thỏa thuận nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan trung ương của các tổ chức đoàn thể cũng thực hiện nhiều thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh cơ quan mình. Công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đã được triển khai đồng bộ, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, chủ trương, chính sách của ta, mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta và các quốc gia, tổ chức quốc tế, cộng đồng quốc tế nói chung, qua đó đóng góp quan trọng vào thắng lợi của công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế...
Toàn cảnh Hội nghị. |
40 năm Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao: Tăng cường hiệu quả vận dụng luật pháp quốc tế Luật pháp quốc tế được Nhà nước Việt Nam quan tâm ngay từ khi giành được độc lập. Ngày 7/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ... |
Tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh về thỏa thuận quốc tế Ngày 18/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh Ký kết và thực hiện ... |
Nhìn lại 10 năm thi hành các điều ước, thỏa thuận quốc tế Ngày 18/8, tại thành phố Bà Rịa, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tổng ... |