📞

Tàu Apollo 11 có đổ bộ lên Mặt Trăng?

08:55 | 10/08/2009
Trong khi cả nước Mỹ hân hoan kỷ niệm 40 năm ngày tàu Apollo 11 của họ lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng (20/7/1969-20/7/2009), thì cũng là lúc vô số lý do hoài nghi được nêu ra để chứng minh rằng cuộc đổ bộ trên chỉ là “rởm”. Sự thật ra sao?

Để chấm dứt những lời đồn đoán ngày càng tăng của dư luận, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hành hẳn một cuốn sách dày 30.000 trang để chứng minh rằng cuộc đổ bộ vào năm 1969 thực sự đã diễn ra. 1- Khi các nhà du hành vũ trụ cắm cờ Mỹ trên Mặt Trăng, cờ đã tung bay trong khi trên Mặt Trăng không có gió.Trong cuốn sách, NASA giải thích rằng lá cờ được cắm theo phương thẳng đứng và sẽ chuyển động đơn giản khi các nhà du hành xoay cán cờ để cắm nó vào vị trí đã chọn trên Mặt Trăng. Hơn nữa, do cán cờ bằng nhôm rất nhẹ, nên tiếp tục rung sau khi các nhà du hành đã đi khỏi, tạo cảm giác có gió thổi.2- Không có bất kỳ ngôi sao nào xuất hiện trong các bức ảnh do các nhà du hành trên tàu Apollo 11 chụp từ bề mặt của Mặt Trăng.Về nghi vấn này, NASA lý giải rằng tàu Apollo hạ cánh xuống Mặt Trăng khi Trái Đất là buổi sáng và có nắng Mặt trời chiếu nhẹ. Do vậy, những ngôi sao này bị lu mờ bởi ánh sáng từ Trái Đất. Thực tế, bằng mắt thường, đứng trên Mặt Trăng, các nhà du hành có thể nhìn thấy những ngôi sao, chỉ có điều nó không đủ độ sáng để “bắt” máy ảnh.3- Trong ảnh, người ta không nhìn thấy hố đất bị cháy sém trên bề mặt của Mặt Trăng khi tàu vũ trụ hạ cánh. Tàu vũ trụ hạ cánh xuống bề mặt đá rắn, lại được phủ một lớp bụi Mặt Trăng, vì vậy không có lý do gì lại tạo ra một hố đen bị cháy sém. Thậm chí cả khi bề mặt không cứng, thì toàn bộ sức ép được tạo ra từ các động cơ vào thời điểm hạ cánh hay cất cánh cũng rất thấp nếu so với khi nó hạ cánh trên Trái Đất bởi vì trên Mặt Trăng thiếu trọng lực.4- Cứ cho là không để lại hố trên bề mặt, song khoang đổ bộ nặng 17 tấn đáng lẽ phải để lại dấu vết nào đó trên cát vì bước chân của hai nhà du hành hiện rất rõ?Do lớp bụi Mặt Trăng khá mỏng, khi khoang đổ bộ hạ cánh xuống bề mặt đá cứng, bụi bị chính động cơ của tàu thổi bay khi nó hạ xuống, nhanh chóng rải đều trên bề mặt và chỉ khi các nhà du hành bước đi trên Mặt Trăng, bụi mới hằn vết chân của họ.5- Trong bầu không khí không có độ ẩm và trọng lực, tại sao những dấu chân trên Mặt trăng của các phi hành gia lại có trạng thái như thể chúng được tạo ra trên cát ướt?Thiếu gió trên Mặt Trăng có nghĩa là những dấu chân vẫn giữ nguyên trạng thái vì lớp bụi khô không bị thổi bay giống như khi nhà du hành bước đi trong hoàn cảnh tương tự trên Trái Đất.  6- Lúc tàu vũ trụ rời Mặt Trăng trở về Trái Đất, người ta không nhìn thấy lửa từ tên lửa đẩy.Các tên lửa đẩy của khoang đổ bộ hoạt động bằng nhiên liệu tổng hợp hydrazine và dinitrogen tetroxide, những loại nhiên liệu khi đốt cháy không thấy lửa. 7- Nếu quay nhanh đoạn phim về cuộc đi bộ của các nhà du hành trên Mặt Trăng vào năm 1969, người ta có cảm giác như phim được ghi hình ở Trái Đất, rồi được làm giảm tốc độ khuôn hình.Điều tốt nhất bạn có thể nói là: vâng, một chút, nhưng không thật sự như thế. 8- Người ta cho rằng các nhà du hành không thể sống sót khi phơi nhiễm với vành đai bức xạ Van Allen.Điều đó phần lớn dựa vào tuyên bố của một nhà du hành Nga. Thực ra, vượt qua vành đai chỉ mất một thời gian rất ngắn, cộng với màn bảo vệ từ tàu vũ trụ, có nghĩa là bất cứ rủi ro nhiễm xạ nào cũng sẽ là rất thấp. 9- Những viên đá mang về từ Mặt Trăng giống hệt những viên đá được các nhà thám hiểm Nam Cực sưu tầm.Một số hòn đá của Mặt Trăng được tìm thấy trên Trái Đất, nhưng tất cả đều có cấu trúc hình kim và bị ôxy hóa ngay khi chúng rơi vào bầu không khí của Trái Đất giống như các thiên thạch. Các nhà nghiên cứu địa chất đã khẳng định chắc chắn rằng những viên đá do tàu Apollo mang về phải do con người mang về từ Mặt Trăng. 10- Tất cả 6 lần đổ bộ lên Mặt Trăng đều diễn ra trong nhiệm kỳ của Tổng thống Richard Nixon. Dù công nghệ phát triển nhanh chóng 40 năm qua, song không một vị Tổng thống Mỹ nào sau này tuyên bố đưa người lên Mặt Trăng.Đây là vấn đề ưa thích trong số những người theo chủ nghĩa hoài nghi, bởi vì nó đâu cần bằng chứng ngoại trừ chỉ rõ nhiệm kỳ của Tổng thống Nixon. Thực tế là sau cuộc hạ cánh của tàu Apollo, cuộc đua đã chiến thắng và tiền cũng đã cạn. Liên Xô không quan tâm tới lần thứ hai và các chính trị gia hai nước cũng nhận ra rằng những nhiệm vụ quỹ đạo thấp hơn có tiềm năng về quân sự và thương mại hơn hẳn. Phương Vân (theo Telegraph)