Tàu Hải quân Bangladesh thăm hữu nghị TP. HCM

Trưa ngày 8/4, tàu hộ vệ BNS “Prottoy” (F112) thuộc lực lượng Hải quân Bangladesh, do Đại tá Mirza Mohammad Mehedi Hassan làm thuyền trưởng đã cập Cảng Sài Gòn, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP. HCM.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tau hai quan bangladesh tham huu nghi tp hcm
Lễ đón tàu hộ vệ BNS “Prottoy” (F112) thuộc lực lượng Hải quân Bangladesh tại Cảng Sài Gòn.

Theo lịch trình, trong ba ngày lưu lại ở TP. HCM ( từ 8-11/4), đoàn sẽ đến chào xã giao lãnh đạo thành phố, thăm và giao lưu với Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân, tại đây, cũng sẽ diễn ra các hoạt động của Hải quân hai phía và cùng chia sẻ kinh nghiệm, cũng như trao đổi một số lĩnh vực mà cả hai bên cùng quan tâm.

Ngoài ra, đoàn thủy thủ tàu BNS ”Prottoy” cũng sẽ các hoạt động giao lưu thể thao với cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân và tham quan một số di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng tại TP. HCM.

Phát biểu tại buổi tiếp, Đoàn trưởng tàu – Đại tá Đại tá Mirza Mohammad Mehedi Hassan cho biết, chuyến thăm của tàu hộ vệ BNS “Prottoy” và đoàn Hải quân Cộng hòa Nhân dân Bangladesh nhằm góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, giữa quân đội hai nước nói chung và lực lượng Hải quân hai nước nói riêng.

Tàu hộ vệ BNS “Prottoy” gồm 23 sĩ quan và 116 thủy thủ. Tàu BNS Prottoy được đóng tại Nhà máy đóng tàu Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 30 tháng 12 năm 2014. Con tàu được chuyển giao cho Hải quân Bangladesh ngày 11 tháng 12 năm 2015.

BNS “Prottoy" có lượng giãn nước khoảng 1.300 tấn, dài 90,1m (300 ft), rộng 11,14m, tốc độ lớn nhất khoảng 25,5 hải lý/giờ (46km/h, 29 mph), động cơ đẩy 2xdiesel, Tàu có năng lực chống hạm, phòng không và năng lực tấn công bờ biển.

BNS “Prottoy' có một chiếc trực thăng ở phía sau, có thể hỗ trợ máy bay trực thăng cỡ trung bình và được thiết kế với kiểu chữ V, có đường uốn cong ở đáy sao cho nó có thể di chuyển với tốc độ cao ở ngoài biển khơi.

Một số hình ảnh tại lễ đón tàu hải quân Bangladesh:

tau hai quan bangladesh tham huu nghi tp hcm
Đại tá Lê Nam Sơn – Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125 bày tỏ cảm kích khi được đón tiếp Đại tá Mirza Mohammad Mehedi Hassan và đoàn Tàu Hải quân Banladesh (Ảnh: Bảo Lan)
tau hai quan bangladesh tham huu nghi tp hcm
Tàu BNS “Prottoy” có lượng giãn nước khoảng 1.300 tấn, dài 90,1m, rộng 11,14m, tốc độ lớn nhất khoảng 25,5 hải lý/giờ (Ảnh: Bảo Lan)
tau hai quan bangladesh tham huu nghi tp hcm
Đại tá Lê Nam Sơn và Đại tá Mai Biên Thùy – Phó tham mưu trưởng vùng 2 trao đổi với đại diện lãnh sự Banladesh và trưởng Tàu với các nội dung hoạt đông sẽ diễn ra trong chuyến viếng thăm hữu nghị TP.HCM (Ảnh: Bảo Lan)
tau hai quan bangladesh tham huu nghi tp hcm
Mặc dù Tàu vừa cập Cảng, thủy thủ của Tàu vẫn thực hiện nghiêm ngặt các hoạt động hàng ngày, nhằm duy trì và hoàn thành tốt nhiệm vụ (Ảnh: Bảo Lan)
tau hai quan bangladesh tham huu nghi tp hcm
Tên lửa phòng không là một loại vũ khí tự động lắp đặt trên tàu, được thiết kế có thể phóng lên từ mặt đất để có thể tiêu diệt các loại máy bay hay bất cứ vật thể bay nào. Nó là một kiểu của hệ thống chống phi cơ (Ảnh: Bảo Lan)
tau hai quan bangladesh tham huu nghi tp hcm
Tàu BNS “Prottoy" mang một H/PJ-26 76 mm được đặt phía trước, là một loại pháo hải quân tự động gắn vào tháp dung để chống lại các mục tiêu trên biển, trên bờ, trên không và cả tên lửa chống tàu loại bay thấp (Ảnh: Bảo Lan)
Bảo Lan (Từ Tp. HCM)

Đọc thêm

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Khoảng hơn 200 bạn bè Pháp và bà con kiều bào đã tập hợp cùng các tổ chức hội đoàn bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga ...
Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Ca sĩ Bảo Anh khoe khoảnh khắc cưng nựng, chơi đùa bên con gái Misumi hơn một năm trước.
Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Trong tháng 4/2024, Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều dầu của Nga, song lại giảm nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phiên bản di động