Nhỏ Bình thường Lớn

Tàu Luna-25 của Nga mất kiểm soát, ai giành thế thượng phong trong cuộc đua đổ bộ Mặt trăng?

Với tàu đổ bộ Luna-25 và Chandrayaan-3, Nga và Ấn Độ đang chạy đua để thực hiện những cuộc đổ bộ đầy tham vọng lên cực Nam của Mặt trăng.
Tên lửa đẩy Soyuz-2.1b với tầng trên Fregat và tàu đổ bộ Luna-25 phóng từ bệ phóng tại sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông Amur, Nga, ngày 11/8. (Nguồn: Reuters)
Tên lửa đẩy Soyuz-2.1b với tầng trên Fregat và tàu đổ bộ Luna-25 phóng từ bệ phóng tại sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông Amur, Nga, ngày 11/8. (Nguồn: Reuters)

Theo CNBC, ngày 19/8, tàu đổ bộ Mặt trăng Luna-25 của Nga bị mất kiểm soát và đâm vào Mặt trăng.

Tập đoàn vũ trụ nhà nước của Nga Roskosmos cho biết, họ đã mất liên lạc với tàu vũ trụ ngay sau khi xảy ra sự cố, “thiết bị di chuyển vào quỹ đạo không thể đoán trước và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt Mặt trăng”, Roskosmos cho biết trong một tuyên bố.

Tin liên quan
Chandrayaan-3 được đưa vào quỹ đạo của Mặt trăng thành công, nâng tầm Chandrayaan-3 được đưa vào quỹ đạo của Mặt trăng thành công, nâng tầm 'ước mơ của mỗi người dân Ấn Độ'

Trước đó, Nga đã đưa ra báo cáo về một "tình huống bất thường" tại con tàu mà họ phóng hồi đầu tháng này. Tháng trước, Ấn Độ cũng phóng một tàu đổ bộ Mặt trăng có tên Chandrayaan-3. Mục tiêu là vùng cực Nam Mặt trăng, nơi mà các cơ quan vũ trụ như NASA từng phát hiện nước đóng băng trong các miệng hố. Tuy nhiên, cho đến nay, nhưng chưa có quốc gia nào mạo hiểm đến được khu vực này.

Sứ mệnh đầu tiên ở Mặt trăng sau gần 50 năm

Luna-25 là một tàu robot đổ bộ không người lái và là sứ mệnh đầu tiên của Nga trên bề mặt Mặt trăng sau gần 50 năm.

Con tàu đang hướng đến một cuộc đổ bộ lịch sử tới vùng cực Nam của Mặt trăng vào thứ Hai ngày 21/8, nhưng dường như đã gặp sự cố chưa xác định được trong lúc chuẩn bị quỹ đạo hạ cánh.

Roscosmos cho biết, các chuyên gia của họ đang phân tích tình hình. Tuy nhiên, hiện chưa có thêm thông tin chi tiết nào.

Sự cố xảy ra một tuần sau khi thiết bị thu thập dữ liệu của tàu bị bật sau khi phóng từ tàu vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông Amur của Nga.

Với kích thước như một chiếc ô tô nhỏ, tàu đã phóng lên một tên lửa Soyuz và đi vào quỹ đạo của Mặt trăng hôm thứ Tư, ngày 16/8. Kể từ đó, tàu đã truyền về những bức ảnh mô tả miệng núi lửa Zeeman, hố sâu thứ ba ở bán cầu Nam của bề mặt Mặt trăng với đường kính 190 km và sâu 8 km.

Những dữ liệu này cung cấp thông tin về các nguyên tố hóa học trong đất của Mặt trăng, giúp cho hoạt động nghiên cứu bề mặt gần của Mặt trăng thuận lợi hơn.

Nga hy vọng khi Luna-25 hạ cánh, tàu sẽ có một năm thu thập các mẫu đá và bụi để biết liệu Mặt trăng có thể có nguồn hỗ trợ để trở thành căn cứ lâu dài cho con người hay không.

Nga vẫn là một "siêu cường không gian"

Khu vực mà tàu định hạ cánh được biết đến với địa hình gồ ghề, nhưng cũng được cho là chứa nhiều túi nước đá. Các nhà khoa học cho rằng, nếu đúng như vậy, chúng có thể được sử dụng làm nhiên liệu, oxy và nước uống, có khả năng cho phép con người tận dụng để thực hiện các chuyến đi dài hơn.

Roscosmos muốn chứng tỏ nước Nga là một "siêu cường không gian" kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine khiến các chuyên gia của Moscow mất quyền tiếp cận với công nghệ từ phương Tây.

Trước sự kiện phóng tàu, cơ quan này cho biết, họ sẽ chứng minh Nga "là quốc gia có khả năng vận chuyển trọng tải lên Mặt trăng" và “bảo đảm được quyền tiếp cận đối với bề mặt Mặt trăng".

Trước đó, Ấn Độ đã từng phóng tàu đổ bộ Mặt trăng nhưng cũng gặp sự cố và bị rơi gần nơi mà Chandrayaan-3 dự kiến hạ cánh vào thứ Tư tới, ngày 23/8. Nếu được triển khai đúng kế hoạch, Luna-25 sẽ hạ cánh hai ngày trước Chandrayaan-3, qua đó, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh xuống khu vực cực Nam của Mặt trăng.

Cũng theo kế hoạch này, tàu đổ bộ sẽ dành từ 3 đến 7 ngày ở độ cao khoảng 100 km so với bề mặt Mặt trăng trước khi chạm xuống khu vực miệng núi lửa Boguslawsky. Các miệng núi lửa Manzinus và Pentland-A dự kiến là địa điểm hạ cánh thay thế.

Luna-25 có 9 thiết bị khoa học chính, trong đó có 8 của Nga và 1 của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). Thiết bị do ESA phát triển là Pilot-D, dùng để định hướng. Các thiết bị Nga giúp Luna-25 nghiên cứu thành phần, cấu trúc và tính chất cơ lý của lớp đất mặt, bụi và ngoại quyển plasma xung quanh cực Nam của Mặt Trăng.

Tàu đổ bộ được trang bị một số camera. Theo đó, các nhà khoa học sẽ thực hiện một cảnh quay tua nhanh thời gian hạ cánh và một hình ảnh góc rộng HDR về cảnh Mặt trăng. Luna-25 sẽ liên tục tận dụng các camera trong khoảng thời gian được lập trình sẵn và theo tín hiệu từ Trái đất.

Trước đây, tàu vũ trụ Luna-24 được Liên Xô phóng lên Mặt trăng vào năm 1976.

NASA cảnh báo về một ‘cuộc đua’ mới trên cực Nam của Mặt Trăng

NASA cảnh báo về một ‘cuộc đua’ mới trên cực Nam của Mặt Trăng

Giám đốc Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson nhận định về một cuộc đua vào không gian mới, trong đó ...

Intuitive Machines và sứ mệnh đổ bộ Mặt trăng đầu tiên

Intuitive Machines và sứ mệnh đổ bộ Mặt trăng đầu tiên

Công ty Intuitive Machines (Mỹ) vừa thông báo về thời điểm sứ mệnh đổ bộ xuống Mặt trăng đầu tiên của họ.

Điểm tin thế giới sáng 17/8: Tàu Nga đổ bộ Mặt trăng, Nhật Bản viện trợ bang Hawaii, quan hệ Israel-Paraguay nồng ấm

Điểm tin thế giới sáng 17/8: Tàu Nga đổ bộ Mặt trăng, Nhật Bản viện trợ bang Hawaii, quan hệ Israel-Paraguay nồng ấm

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 17/8.

Tiếp nối khát vọng chinh phục Mặt trăng, Ấn Độ khởi động sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên

Tiếp nối khát vọng chinh phục Mặt trăng, Ấn Độ khởi động sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên

Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã chia sẻ những bức ảnh đầu tiên về vệ tinh Aditya-L1, sứ mệnh đầu tiên ...

Tàu đổ bộ Luna-25 của Nga đã đi vào quỹ đạo của Mặt trăng

Tàu đổ bộ Luna-25 của Nga đã đi vào quỹ đạo của Mặt trăng

Ngày 16/8, Cơ quan vũ trụ Roscosmos thông báo tàu đổ bộ Luna-25 của Nga đã được đưa lên quỹ đạo của Mặt trăng thành ...

(theo Roscosmos/Reuters/TASS/Sputnik/Skynews)