Tesla đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất xe điện thông minh nội địa. (Nguồn: SCMP) |
Anh Zhang Hua đã dành đến 3 tháng để khảo sát hơn một chục mẫu xe điện thông minh trước khi quyết định từ bỏ chiếc Honda Civic hơn 8 năm tuổi của mình. Chuyên gia nghiên cứu hiện đang công tác tại Đại học Jiao Tong (Thượng Hải) đã tìm đến các trang web để so sánh, đánh giá, thậm chí thử lốp xe tại nhiều phòng trưng bày, tham khảo các dịch vụ bổ sung…trước khi quyết định mua một chiếc sedan P7 do nhà sản xuất xe điện giá rẻ của Trung Quốc Xpeng sản xuất.
Tin liên quan |
Tung chiến lược giá cả, Tesla kỳ vọng 'kiếm bộn tiền' |
Anh đã không ngần ngại chi 250.000 NDT (khoảng 36.340 USD) khi đặc biệt ấn tượng với hệ thống hỗ trợ người lái và các chức năng ra lệnh bằng giọng nói của dòng xe đến từ nhà sản xuất có trụ sở ở Quảng Châu này.
“Tôi luôn ưu tiên sự thông minh vì giờ là kỷ nguyên số hóa, nơi người lái xe và hành khách yêu cầu cao hơn về các hoạt động giải trí trong xe và kết nối kỹ thuật số. Ô tô điện thông minh do Trung Quốc sản xuất hiện đang là lựa chọn tối ưu cho người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu bởi phần lớn công nghệ và dịch vụ của họ đều đáp ứng nhu cầu của chúng tôi”, anh nói.
Khi các thương hiệu nội địa "vùng lên"
Thời gian gần đây, rất nhiều người tiêu dùng cũng có chung suy nghĩ giống như anh Zhang. Sự lên ngôi của các thương hiệu xe điện trong nước như Nio, Xpeng, Li Auto, BYD… đã khiến “ông lớn” Tesla - từng là thương hiệu xe điện hàng đầu Trung Quốc - rơi xuống vị trí thứ 10, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi JD Power và Đại học Tongji của Thượng Hải vào tháng 12/2022.
David Zhang, nhà phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu đổi mới ngành ô tô tại Đại học Công nghệ Bắc Trung Quốc cho biết: “Tesla từng rất thành công ở Trung Quốc, dựa trên doanh số bán hàng và sự nhận diện rộng rãi về thương hiệu. Nhưng giờ đây, hãng xe điện thông minh đến t từ xứ cờ hoa đang phải đối mặt với câu hỏi khó là làm thế nào để giành lại vị trí dẫn đầu từ tay các đối thủ nội địa”.
Theo các chuyên gia về ô tô, những khách hàng lựa chọn dòng xe điện thông minh chủ yếu bị thu hút bởi hệ thống chuông và còi, buồng lái kỹ thuật số, âm thanh giải trí trên xe và đặc biệt là hệ thống nhận dạng giọng nói có khả năng nhận diện được nhiều giọng nói đến từ các vùng miền khác nhau của Trung Quốc.
“Chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến các công nghệ mới có thể mang lại sự thoải mái và các tính năng giải trí cho họ”, Jeff Cai, Cố vấn trưởng của bộ phận thực hành sản phẩm ô tô JD Power China cho hay.
Ông cho biết thêm, 10 mẫu ô tô điện hàng đầu trong bảng xếp hạng đều hiểu ít nhất 87% mệnh lệnh bằng giọng nói của người tiêu dùng Trung Quốc.
“Một số nhà sản xuất ô tô điện thông minh của Trung Quốc đã thể hiện sự vượt trội so với các đối thủ khác trên toàn cầu về khả năng phát triển buồng lái kỹ thuật số”, chuyên gia này phân tích.
Đơn cử như Nio’s ET7 được trang bị PanoCinema, một buồng lái kỹ thuật số toàn cảnh, giúp người dùng đắm chìm trong các công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR). Hệ thống PanoCinema được cung cấp bởi ánh sáng xung quanh rèm 256 màu và hệ thống âm thanh vòm Dolby Atmos 7.1.4.
Dù Tesla đã cung cấp công nghệ nhận dạng giọng nói cho người dùng Trung Quốc nhưng hệ thống này không hoạt động tốt trong môi trường ồn ào, theo khảo sát của JD Power và Đại học Tongji.
Vài năm trở lại đây, các đối thủ cạnh tranh chính của Tesla tại Trung Quốc như Nio, Xpeng và Li Auto - đã phát triển các loại ô tô chạy bằng pin, từ dòng sedan và coupe cho đến SUV cỡ lớn với phạm vi lái xe dài hơn Model 3 và Model Y.
Trong khi các phiên bản cơ bản của Model 3 và Model Y do Tesla sản xuất tại Thượng Hải có thể đi được quãng đường tương ứng là 556 km và 545 km trong một lần sạc, thì các phiên bản cấp thấp của ET7 của Nio, P7 của Xpeng và L8 của Li Auto có phạm vi di chuyển là 530 km ,480km và 1.315km tương ứng.
Top 10 mẫu xe điện thông minh bán chạy nhất tại thị trường Trung Quốc đầu năm 2023. (Nguồn: JD Powe, Đại học Tongji) |
ET7, xe điện thông minh của Trung Quốc còn được trang bị hệ thống AR và VR để mang đến cho hành khách những trải nghiệm nhập vai, điều mà các dòng xe Tesla còn thiếu. Hơn nữa, hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến của Tesla - phần mềm tự lái hoàn toàn (FSD), cũng chưa được chấp thuận sử dụng ở Trung Quốc.
Nắm bắt thời cơ này, nhà sản xuất Xpeng, được hỗ trợ bởi Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group Holding cũng vừa cho ra mắt phần mềm điều khiển hướng dẫn (NGP) X - tương tự như FSD của Tesla - vào cuối tháng Ba năm nay. Theo đó, phần mềm này cho phép các dòng xe của Xpeng có khả năng tự động điều hướng trên các con phố của Trung Quốc tốt hơn FSD.
Telsa vẫn duy trì sức hút
Dù bị sụt giảm về thứ hạng, Tesla vẫn tiếp tục dẫn đầu trong phân khúc xe điện cao cấp tại Trung Quốc. Sau thành công vang dội trong liên tiếp 3 năm, câu chuyện tăng trưởng của Tesla tại Trung Quốc vẫn còn nguyên vẹn và “ông lớn” này được nhận định sẽ sớm vượt qua cú sốc về suy giảm thị phần.
Shanghai Gigafactory, cơ sở sản xuất lớn nhất của Tesla trên toàn thế giới, vẫn đang hoạt động với công suất cao nhất, trong khi những mẫu xe điện thông minh Model hay Model Y được sản xuất trong nước tiếp tục là dòng cao cấp bán chạy nhất, sau đợt giảm giá mạnh gần đây.
Nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Texas (Mỹ) luôn được các tài xế Trung Quốc nghĩ đến đầu tiên khi muốn “tậu” một chiếc xe điện thông minh. Mẫu Model 3 của Tesla khi chính thức ra mắt vào tháng 1/2020 đã “làm khuynh đảo” thị trường quốc gia tỷ dân và nhận được “cơn mưa lời khen” từ các tài xế và người dùng Trung Quốc.
Ngay cả trong bối cảnh tiêu dùng sụt giảm dưới tác động của đại dịch Covid-19, Model 3 vẫn duy trì sức hút là mẫu xe điện bán chạy nhất tại Trung Quốc cho đến khi chính thức bị “truất ngôi” bởi mẫu xe điện mini do SAIC-GM-Wuling lắp ráp vào tháng 9/2020.
Chiếm "ngôi vương" trong cuộc chiến giành thị phần tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thương hiệu Tesla vẫn luôn duy trì được sức hút. Năm ngoái, hãng đã giao hơn 710.000 chiếc Model 3 và Model Y cho khách hàng tại đây, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhà sản xuất “đối thủ” Li Auto có trụ sở tại Bắc Kinh, chỉ bán được 133.246 chiếc.
| Cuộc chiến chất bán dẫn: Trung Quốc đang bước lùi, Mỹ có thể tự mãn? Đúng là Trung Quốc đang chật vật trong cuộc cạnh tranh giành vị trí tốt hơn với Mỹ về công nghệ bán dẫn tiên tiến. ... |
| Xe tự lái Tesla học được cách tránh hố Theo hãng Electrek, xe Tesla đã được dạy cách quét các cung đường để phát hiện những chỗ không bằng phẳng. |
| Tesla kinh doanh tốt, ECB nâng lãi suất... điểm tựa cho chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ ba liên tiếp? Trong phiên giao dịch ngày 21/7, chứng khoán Phố Wall có niềm tin để tăng phiên thứ ba liên tiếp, sau báo cáo kinh doanh ... |
| Elon Musk: Robot giống người của Tesla sẽ là sản phẩm đột phá nhất trong năm nay Tại sự kiện AI Day 2022 đang diễn ra, Tesla đã chính thức trình diễn nguyên mẫu đầu tiên của robot Tesla Bot, mang tên ... |
| Tỷ phú Elon Musk là người đầu tiên trong lịch sử mất 200 tỷ USD Theo Bloomberg, tài sản của tỷ phú Elon Musk hiện đã giảm mạnh xuống còn 137 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu Tesla lao ... |