Thách thức môi trường trên dòng Mekong

Dòng sông Mekong đang đứng trước những thách thức to lớn về môi trường, ảnh hưởng đến sinh kế và an ninh lương thực của hàng triệu dân cư…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các đập thủy điện trên dòng chính Mekong là mối đe dọa lớn nhất đối với các vùng đất ngập nước, nguồn lợi thủy sản và sinh kế của hàng triệu người dân

Sông Mekong là con sông lớn thứ mười trên thế giới với tổng diện tích lưu vực 795.000 km2, chảy qua địa phận của sáu quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Hai thập kỷ gần đây, dòng sông đang bị áp lực nặng nề do các hoạt động phát triển kinh tế và dân số gia tăng trong vùng.

Nguy cơ từ đập thủy điện thượng lưu

Trong bức thư gửi Thủ tướng 4 nước Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) vừa qua, Liên minh cứu sông Mekong (Save the Mekong Coalition - SMC) cho rằng các đập thủy điện trên dòng chính Mekong là mối đe dọa lớn nhất đối với các vùng đất ngập nước, nguồn lợi thủy sản và sinh kế của hàng triệu người dân địa phương hạ lưu sông Mekong.

Theo SMC, nếu tất cả 11 dự án thủy điện được xây dựng, tổn thất tài nguyên cá ước tính lên tới 550.000 - 880.000 tấn, tương đương 26-42% sản lượng cá hiện tại của dòng Mekong, đồng thời tác động đến đời sống của 40 triệu người dân vùng hạ lưu Mekong. Hơn 106.000 người chịu tác động trực tiếp buộc phải di cư và có thể rơi vào tình trạng đói nghèo, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và sinh kế của người dân trong lưu vực.

Cụ thể, với trường hợp của Lào - quốc gia nằm ở thượng lưu sông Mekong, việc xây dựng 12 đập thủy điện có thể đem lại cho Lào khoảng 2,6 tỷ USD/năm. Thế nhưng, theo phân tích của các chuyên gia, trong 25 năm đầu, Chính phủ Lào chỉ được hưởng 26-31% của tổng số 2,6 tỷ USD/năm, tức khoảng 678 - 876 triệu USD. Số tiền này có thể sẽ kích thích sự phát triển nền kinh tế Lào nhưng Lào sẽ phải bỏ lại 50% trong tổng chi phí thu được để tái đầu tư trang thiết bị, công nghệ mua từ bên ngoài, kể cả các nước bên ngoài khu vực. Không chỉ vậy, việc xây đập cũng sẽ khiến 2 triệu người Lào sống tại khu vực dưới hồ chứa nước cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Hệ quả, Lào sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn nạn xã hội khi những người có đời sống phụ thuộc vào sông Mekong bị mất sinh kế và di cư ra các đô thị để tìm việc làm.

Ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước cũng đang là một thách thức lớn trên dòng sông Mekong. Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị về an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu được tổ chức mới đây, ông Benedito Braga, Chủ tịch Hội đồng Nước thế giới cho biết, chất lượng nước trên dòng chính Mekong hiện nay chưa bị ô nhiễm nặng, tuy nhiên nguồn nước ở hệ thống những sông nhánh ven lưu vực sông đã bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính là tốc độ phát triển các khu đô thị quá nhanh trong những năm gần đây. Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan là những quốc gia đang chịu tác động trực tiếp từ sự thay đổi chất lượng nguồn nước của sông Mekong hiện nay.

"Chất lượng nước các nhánh sông nhỏ đổ ra dòng chính Mekong đang ngày càng xấu đi. Các quốc gia trong lưu vực phải sớm có giải pháp đối với hệ thống xử lý nước thải của những đô thị nằm ở lưu vực sông. Nếu không giải quyết sớm vấn đề này, sức khỏe cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng xấu", ông Braga nói.

Không thể hy sinh môi trường

Trong tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai, lãnh đạo cấp cao các nước thành viên MRC đã đồng thuận cho rằng, việc khai thác tài nguyên nước đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội của các nước lưu vực. Với những nước đang phát triển, nhu cầu phát triển để xóa đói giảm nghèo là rất chính đáng. Tuy nhiên, không thể hy sinh môi trường để phát triển kinh tế một cách thiếu bền vững.

Các nhà lãnh đạo đều nhất trí mọi quyết định xây dựng những công trình trên lưu vực sông Mekong nhánh chính phải dựa trên những cơ sở khoa học vững chắc, thông tin số liệu chính xác. Riêng trong Hội nghị lần này, không chỉ bốn nước thành viên mà các đối tác phát triển đã đề nghị cần áp dụng Quy chế Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) không chỉ cho các công trình được xây dựng trên dòng chính và cả dòng nhánh lưu vực sông Mekong để tăng cường tính bền vững cho dòng sông.

Giang Ly



 

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?
Nhật Bản ủng hộ các sáng kiến và ưu tiên mà Việt Nam đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác với OECD

Nhật Bản ủng hộ các sáng kiến và ưu tiên mà Việt Nam đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác với OECD

Nhật Bản ủng hộ đề xuất tham gia các Uỷ ban và tranh thủ nguồn lực của OECD phục vụ việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế ...
OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Đồng Bộ trưởng Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Đồng Bộ trưởng Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres

Bộ trưởng Tim Ayres đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trên cương vị Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD (2022-2025)...
Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì nhé!
Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Xin hỏi Cảnh sát giao thông có được phạt nguội thông qua phương tiện giám sát không? Tra cứu phạt nguội như thế nào? - Độc giả Hoàng Kha
Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động