Thách thức và giải pháp của PetroVietnam trong chuyển dịch năng lượng

Chiều 11/8, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi họp cập nhật về công tác chuyển dịch năng lượng (CDNL) tại Tập đoàn trong thời gian qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì buổi họp
Tổng Giám đốc PetroVietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì buổi họp.

Cùng dự buổi họp còn có các thành viên Ban Tổng Giám đốc, Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc về CDNL Tập đoàn, đại diện các Ban chuyên môn và các đơn vị thành viên Tập đoàn.

Báo cáo cập nhật của Ban Điện và Năng lượng tái tạo Tập đoàn về tình hình năng lượng và CDNL trên thế giới và Việt Nam cho thấy, CDNL vẫn diễn ra mạnh mẽ và là xu hướng tất yếu trên thế giới nhằm tránh các hậu quả của biến đổi khí hậu, mỗi quốc gia sẽ cân đối 3 yếu tố (an ninh năng lượng, môi trường, phát triển và tăng trưởng kinh tế) để lựa chọn chiến lược và lộ trình riêng.

Đối với xu hướng CDNL trên thế giới, các nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả năng lượng/ phương tiện giao thông điện đang dẫn đầu trong đầu tư các loại hình năng lượng sạch. Nổi bật trong thời gian qua là cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột giữa Nga-Ukraine đang thúc đẩy đầu tư mới vào nhiên liệu, bao gồm cả việc mở rộng nguồn cung than ở các nền kinh tế châu Á mới nổi.

Công tác CDNL của các tập đoàn dầu khí trên thế giới cũng đã có sự thay đổi về chiến lược đầu tư, trong đó, thu hẹp hoạt động đầu tư dầu khí và tăng đầu tư vào công nghệ sạch, tuy nhiên mới chỉ đạt 5% (so với tổng đầu tư) vào năm 2022.

Trong đó, đầu tư lớn nhất vào ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, tỷ trọng thu hồi và lưu trữ carbon cũng dần tăng nhanh. Các công ty châu Âu đứng đầu về công nghệ sạch, ngược với xu thế, các quốc gia ở Trung Đông lại có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động dầu khí so với năm 2019.

Tính đến tháng 6/2022, đã có khoảng 40 quốc gia đưa ra các chiến lược, lộ trình về hydrogen trong đó các nước đứng đầu về phát thải nhà kính như: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nhật. Hiện nay, 98% hydrogen trên thế giới được sản xuất từ khí đốt và than, ứng dụng trong lọc dầu và hóa chất.

Tuy nhiên, việc mở rộng ứng dụng hydro trong giao thông và công nghiệp nặng sẽ giúp mở đường cho chuỗi sản xuất hydrogen. Để khử cacbon trong danh mục kinh doanh, các công ty dầu khí đã và đang đẩy mạnh đầu tư phát triển các dự án green hydrogen (bao gồm cả chuỗi từ sản xuất, mạng lưới tiếp nhiên liệu và lưu trữ hydro.

Việc triển khai thu giữ carbon cho đến nay tập trung ở Hoa Kỳ (gần một nửa số cơ sở hoạt động), do sự sẵn có của mạng lưới đường ống CO2 và nhu cầu CO2 cho EOR, cũng như các chương trình tài trợ công của Chính phủ. Trong thập kỷ qua, các cơ sở thu giữ, sử dụng tuần hoàn và lưu trữ khí thải CO2 (CCUS) đã được đưa vào hoạt động tại Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất...

Năm 2021, 20 quốc gia công bố kế hoạch cho khoảng 130 dự án thu giữ CO2 quy mô thương mại. Các kế hoạch này nhằm thu hồi CO2 từ các hoạt động sản xuất (một nửa trong số đó là từ sản xuất hydrogen và nhiên liệu sinh học).

Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26). Để ngành năng lượng có thể góp phần đáp ứng cam kết của Việt Nam tại COP26, Việt Nam đang quyết liệt các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi năng lượng, hướng đến xây dựng một nền năng lượng xanh, sạch và bền vững.

Hơn hết, Quy hoạch điện VIII đã và đang thể hiện rõ quan điểm xuyên suốt theo cam kết của Chính phủ, đó là kiên định với mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo. Qua rà soát, dự kiến sẽ giảm khoảng 20.000 MW điện than với hàng chục dự án, và tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo như thủy điện, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi.

Tại cuộc họp, đại diện Ban Điện & NLTT cũng đã đưa ra những phân tích, dự báo, thách thức của Tập đoàn trong quá trình CDNL. Trong đó, lĩnh vực điện, khí chịu nhiều tác động do việc tăng trưởng các nguồn NLTT, vấn đề khí thải, việc tham gia thị trường điện của các NMNĐ khí khi NLTT được ưu tiên huy động, các dự án điện khí LNG đang đầu tư xây dựng phải xây dựng phương án khi chuyển đổi sang nhiên liệu hydrogen.

Trong lĩnh vực chế biến dầu khí, dự báo thị trường cho thấy nhu cầu xăng tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và đạt đỉnh sớm vào những năm 2030-2035. Trong khi đó thị trường dầu Diesel (DO) chịu tác động chậm hơn, tình trạng thiếu hụt nguồn cung DO dự báo vẫn tiếp tục duy trì đến 2035.

Theo dự báo của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), giai đoạn ngắn hạn 2022-2035, CDNL chưa có tác động rõ ràng đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam. Giai đoạn dài hạn 2035 - 2050, CDNL sẽ diễn ra sâu rộng trên phạm vi toàn cầu, kéo theo sự sụt giảm về nhu cầu sử dụng các sản phẩm xăng dầu, đặt ra vấn đề cho các nhà máy lọc dầu phải nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng dần tỷ trọng sản phẩm hóa dầu, hóa chất, giảm tỷ trọng các sản phẩm nhiên liệu truyền thống, tăng cường phát triển các sản phẩm có nhu cầu cao của giai đoạn CDNL như H2, các sản phẩm nhựa cho ô tô điện và ô tô sử dụng pin H2,...

Về lĩnh vực thăm dò, khai thác (E&P), theo tổng kết và dự báo về tiềm năng, sản lượng khai thác dầu đạt đỉnh 2005 và đang trên đà suy giảm mạnh. Trong khi đó sản lượng khai thác khí được dự báo tăng nhanh. Tuy nhiên, các nguồn khí giá rẻ bị suy giảm, các nguồn khí mới có giá thành cao, phải cạnh tranh với LNG.

Ngay cả trong kịch bản phát thải ròng bằng 0, dầu vẫn đóng vai trò nhất định trong giỏ năng lượng, nhằm sử dụng trong mục đích phi năng lượng (chế biến sâu), sử dụng với CCUS, các lĩnh vực khó thay thế nhiên liệu (như ngành hàng không, giao thông đường biển)...

Đại diện Ban Điện &NLTT cho rằng cần khuyến khích đầu tư để khai thác tối đa nguồn tài nguyên trong nước; Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhằm tối ưu hóa chi phí. Bên cạnh đó, cần xây dựng thêm phương án thu hồi carbon, để thuận lợi cho công tác thu xếp vốn tại một số dự án khí, đồng thời tạo tín chỉ carbon, giao dịch mua bán trên thị trường carbon.

Hiện nay, PetroVietnam đã triển khai việc ký MOU với ADB về hợp tác trong CDNL, trong đó, ADB hỗ trợ Petrovietnam xây dựng chiến lược và lộ trình chuyển dịch năng lượng xanh, đánh giá cơ hội CCUS trong các lĩnh vực, xây dựng lộ trình CCUS và chuẩn bị một dự án thí điểm trở thành công ty hàng đầu phát triển hydro lam và xanh ở Việt Nam, bao gồm sản xuất, phân phối và lưu trữ hydro; Tư vấn giao dịch hoặc cho vay để phát triển dự án gió ngoài khơi…

Thách thức và giải pháp của PetroVietnam trong chuyển dịch năng lượng
Toàn cảnh buổi họp.

Về các công việc triển khai trong thời gian tới, công việc CDNL được chia thành 12 nhóm nhiệm vụ liên quan đến NLTT; giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; Hydrogen; ammonia; hệ thống pin/sạc, lưu trữ năng lượng, xanh hóa các nhà máy điện than, CCS/CCUS; truyền thông đào tạo; hỗ trợ kỹ thuật và tài chính các dự án liên quan CDNL; công tác nghiên cứu R&D.

Tại buổi họp, các Phó Tổng Giám đốc PetroVietnam Lê Ngọc Sơn, Lê Xuân Huyên, đại diện các ban chuyên môn, Tổ giúp việc, các đơn vị PVEP, PV GAS, PVPower, PVOIL, PVFCCo, PVCFC, PTSC, BSR, VPI, PVcomBank đã báo cáo, cập nhật việc triển khai công tác CDNL, đồng thời đưa ra những phân tích, giải pháp, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Kết luận buổi họp, Tổng Giám đốc PetroVietnam Lê Mạnh Hùng cho biết, Tập đoàn bắt đầu triển khai, xây dựng kế hoạch, lộ trình liên quan đến CDNL từ 2019, công tác thực hiện còn dựa trên mục tiêu quốc gia. Đây là thực tiễn, nhiệm vụ của Petrovietnam phải mang tính tiên phong, bởi vậy toàn Tập đoàn phải quán triệt, nhận thức rõ về tầm quan trọng của CDNL, việc triển khai thực hiện sẽ liên tục mang tính lâu dài.

Về từng nhiệm vụ cụ thể, Tổng Giám đốc Tập đoàn đề nghị, Tổ công tác căn cứ vào hệ thống chính sách đã ban hành để cụ thể hóa các vấn đề tác động đến Tập đoàn, cập nhật lộ trình CDNL tại Tập đoàn. Các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên tiếp tục cập nhật, rà soát, nghiên cứu các công việc đã triển khai. Về mặt tổ chức, đảm bảo về nguồn lực, nhân sự tại các đơn vị trọng tâm và cụ thể. Trên cơ sở ban chỉ đạo ban hành chương trình hành động và quy định về mặt quản trị, phân công cụ thể.

Đối với 12 nhóm nhiệm vụ liên quan CDNL, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị các Phó Tổng Giám đốc phụ trách tiếp tục phân công các đơn vị thành viên tổ chức thực hiện đi kèm thời hạn thực hiện. Với nhóm nhiệm vụ của lĩnh vực E&P, tập trung vào các giải pháp đẩy nhanh tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chú trọng nghiên cứu sử dụng NLTT trong khai khác dầu khí.

Với lĩnh vực khí, tập trung việc phát triển thị trường, sản xuất bồn chứa vận chuyển, triển khai sử dụng điện mặt trời tại các nhà máy như Lọc dầu Dung Quất, ưu tiên thay đổi công nghệ, xanh hóa nhà máy, điện gió ngoài khơi, tập trung đánh giá thị trường của DCNL của từng nhóm sản phẩm dịch vụ, xây dựng danh mục đầu tư CDNL; giao Viện Dầu khí và các đơn vị khâu đầu xây dựng dự án thử nghiệm Hydro...

Khủng hoảng năng lượng: Đức muốn lập tức can thiệp vào thị trường khí đốt, Mỹ tin vào giải pháp áp giá trần với dầu Nga

Khủng hoảng năng lượng: Đức muốn lập tức can thiệp vào thị trường khí đốt, Mỹ tin vào giải pháp áp giá trần với dầu Nga

Hãng tin Bloomberg ngày 12/9 dẫn lời một thành viên Đảng Dân chủ xã hội của Đức cho hay, Berlin đang xem xét can thiệp ...

Việt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy chuỗi sản xuất, phát triển hạ tầng, chuyển đổi năng lượng và kinh tế số

Việt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy chuỗi sản xuất, phát triển hạ tầng, chuyển đổi năng lượng và kinh tế số

Chiều ngày 14/9, tại trụ sở Bộ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ do ...

EU: Bên cạnh năng lượng tái tạo, tiết kiệm vẫn là giải pháp tốt

EU: Bên cạnh năng lượng tái tạo, tiết kiệm vẫn là giải pháp tốt

Ngày 14/9, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua các mục tiêu cao hơn của các nước thành viên Liên minh châu ...

Chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của Petrovietnam

Chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của Petrovietnam

Theo Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng, thời gian qua, Tập đoàn xác định rõ, chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa ...

PetroVietnam và các tập đoàn năng lượng Hoa Kỳ thúc đẩy phát triển nhiều dự án hợp tác lớn

PetroVietnam và các tập đoàn năng lượng Hoa Kỳ thúc đẩy phát triển nhiều dự án hợp tác lớn

Tiếp theo chương trình làm việc tại Hoa Kỳ, ngày 11/5/2022, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) do Tổng Giám ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động