Khi Singapore tham gia cùng phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, chính phủ nước này đã bị Điện Kremlin đưa vào danh sách các cơ quan hành chính “không thân thiện” với Moscow.
Danh sách ngoài Mỹ và các đồng minh, cũng bao gồm nhiều nền kinh tế lớn của châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Nga đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt, trả đũa các quốc gia châu Á tham gia vào các lệnh trừng phạt của phương Tây. (Nguồn: Getty) |
Biện pháp trả đũa của Nga
Nhật Bản vừa ra lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga và mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với các nhà tài phiệt Nga, còn Singapore đã triển khai xe cứu thương, máy dò mìn và xe chữa cháy tới Ukraine theo yêu cầu của nước này.
Trong khi Điện Kremlin phần lớn giữ im lặng về phản ứng của châu Á đối với các hoạt động của Nga tại Ukraine, các nhà phân tích cho biết, khu vực này sẽ không loại trừ khả năng bị Moscow trả đũa.
Tháng 2/2022, đặc phái viên của Nga tại Nhật Bản đã cảnh báo Moscow sẵn sàng trả đũa các lệnh trừng phạt sâu rộng của Nhật Bản.
Tokyo đã cấm nhập khẩu máy móc thiết bị và rượu vodka của Nga, đồng thời đóng băng tài sản do các tổ chức cho vay lớn của Nga nắm giữ.
Tin liên quan |
Nhật Bản lo ngại khi Nga và Trung Quốc cùng phô trương sức mạnh |
Đối với Singapore, một nguồn tin cho rằng, Moscow sẽ thực hiện một số biện pháp trả đũa nếu chính quyền đảo quốc này tăng gấp đôi lệnh trừng phạt hoặc gửi viện trợ quân sự cho Ukraine.
Hiện một kế hoạch cụ thể vẫn chưa được Bộ Thương mại Nga đưa ra nhưng đã có “một số biện pháp trong tầm tay” có thể được áp dụng, bao gồm cả các giới hạn đối với xuất khẩu dầu.
Chuyên gia Chris Miller, Trợ lý giáo sư lịch sử quốc tế tại Đại học Tufts (Mỹ) nhận định, mối quan hệ giữa Nga với Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng trở nên căng thẳng kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng Hai.
Moscow kể từ đó đã gia tăng áp lực quân sự đối với cả hai nước, bao gồm cả việc tổ chức tập trận chung với Trung Quốc gần lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, không có khả năng Nga sẽ thực hiện “các bước chính để trừng phạt một trong hai quốc gia”.
Ông Ian Storey, thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, cho biết, việc Điện Kremlin đưa Singapore vào danh sách các quốc gia “không thân thiện” đồng nghĩa với việc Nga có thể áp đặt một số hạn chế thương mại và tiền tệ đối với đảo quốc này. Nga cũng có thể giới hạn số lượng nhân viên địa phương mà Đại sứ quán Singapore tại Moscow muốn thuê.
Dù vậy ông Storey cũng lưu ý rằng, mối quan hệ kinh tế giữa Singapore và Nga là tương đối nhỏ so với các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật Bản hay Mỹ.
Nga chỉ chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore, chủ yếu là các mặt hàng như dầu mỏ tinh chế, dầu thô và niken thô. Trong khi đó, thương mại của Moscow với Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng, chiếm 1,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
“Nếu Điện Kremlin trả đũa Singapore bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt tương tự phương Tây thì tác động kinh tế đối với Singapore sẽ không đáng kể. Trên thực tế, khi Nga xuất khẩu sang Singapore nhiều hơn nhập khẩu, bất kỳ lệnh trừng phạt nào cũng sẽ làm tổn thương Nga nhiều hơn”.
Tấn công mạng, tuyên truyền chớp nhoáng
Ông Gavin Wilde, thành viên cấp cao của Tổ chức Carnegie vì Hòa bình quốc tế (CEIP) cảnh báo các quốc gia châu Á có thể vướng vào những rủi ro khác, bao gồm khả năng phải hứng chịu cuộc tấn công mạng do Nga hậu thuẫn.
“Các cuộc tấn công mạng gây rối là một phương tiện ép buộc hoặc trả đũa dễ dàng và không thể phủ nhận. Tổng thống Putin gần đây đã cho thấy tất cả đều sẵn sàng nếu các quốc gia dám đánh cược lợi ích kinh tế của Nga”, ông Gavin Wilde nói.
Đầu tuần này, nhóm tin tặc Killnet của Nga đã lên tiếng nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công mạng vào các trang web tư nhân và chính phủ của Lithuania, nhằm đáp trả việc quốc gia Baltic này đang chặn hàng hóa tới khu vực Kaliningrad của Nga.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo các quốc gia dám đánh cược lợi ích kinh tế của Nga. (Nguồn: EPA-EFE) |
Ngay cả khi các cơ quan tình báo và an ninh của Nga can thiệp, các nhóm hacker thân Nga chuyên phát tán ransomware vẫn có thể được huy động. Trên thực tế, Tập đoàn Microsoft đã phát hiện ra nhiều hoạt động như vậy.
Trong một báo cáo được công bố vào tuần trước, Tập đoàn này cho biết, các cơ quan tình báo Nga đã tăng cường các hoạt động thâm nhập mạng và hoạt động gián điệp nhắm vào các chính phủ bên ngoài Ukraine. Theo đó, các cơ quan này đã nhắm vào 128 mục tiêu ở 42 quốc gia, từ các cơ quan chính phủ đến các tổ chức tư vấn chính sách đối ngoại, các nhóm nhân đạo và các công ty công nghệ.
Theo báo cáo dài 29 trang, mục tiêu của cuộc tấn công mạng dường như tập trung vào việc thu thập thông tin từ "bên trong các chính phủ đang đóng vai trò quan trọng" trong phản ứng của phương Tây đối với cuộc chiến Ukraine.
Báo cáo này giống như một lời cảnh tỉnh các chính phủ cần phải đánh giá lại rủi ro, đặc biệt là trong thời kỳ căng thẳng địa chính trị gia tăng.
“Không chỉ từ việc nhắm vào các mục tiêu trực tiếp, mà còn từ các tác động tiềm ẩn của các hoạt động không gian mạng”, chuyên gia Gavin Widle cảnh báo, đồng thời dẫn chứng về cuộc tấn công mạng năm 2020 liên quan đến công ty phần mềm SolarWinds. Khi đó tin tặc Nga đã sử dụng một phần mềm bị xâm nhập để xâm phạm hơn 200 công ty, tổ chức thuộc cơ quan chính phủ liên bang Mỹ và Nghị viện châu Âu.
Nếu Điện Kremlin quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh mạng nhắm vào các nước châu Á, thì kịch bản dễ xảy ra nhất, theo ông Gavin Widle sẽ là một chiến dịch tuyên truyền trên quy mô lớn, ở cả các kênh truyền thông truyền thống, cũng như trên không gian mạng.
| 'No' đòn trừng phạt, ‘đùa’ trên thị trường năng lượng… Nga bắt đầu trả giá? Vượt qua cả Iran, Nga hiện là nước dẫn đầu thế giới về số lượng các biện pháp trừng phạt được áp dụng, với con ... |
| Nhật Bản: Nga có động thái bất thường Ngày 15/2, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, kể từ ngày 1/2 tới nay, có tổng cộng 24 tàu chiến Nga hoạt động ở ... |