Thảm họa động đất: Cộng đồng quốc tế sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Hồng Phúc
Ngay sau trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cộng đồng quốc tế triển khai các nỗ lực cứu trợ hai quốc gia trong bối cảnh con số nạn nhân liên tục tăng cao cùng nhiều thiệt hại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng trước những thiệt hại do trận động đất có độ lớn 7,8, với tâm chấn ở độ sâu 17,9 km, rạng sáng 6/2 làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Số liệu cập nhật mới nhất vào trưa ngày 7/2 (giờ Việt Nam) cho thấy, số người thiệt mạng do động đất tại cả hai nước đã lên tới hơn 4.300 với hàng chục nghìn người bị thương và hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân và những người sống sót giữa đống đổ nát của các tòa nhà bị sập ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2. (Nguồn: AFP)
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân và những người sống sót giữa đống đổ nát của các tòa nhà bị sập ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2. (Nguồn: AFP)

Nỗ lực cứu hộ quốc tế quy mô lớn đang được tiến hành ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để tiếp cận các nạn nhân bị mắc kẹt trong đống đổ nát khi những người sống sót phải trải qua đêm đầu tiên trong điều kiện lạnh cóng bên cạnh tàn tích đổ nát của hàng nghìn ngôi nhà.

Cơ quan quản lý thảm họa và khẩn cấp (AFAD) Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tổng cộng có 9.698 nhân viên cứu hộ và 216 xe đã được điều đến khu vực bị ảnh hưởng. Bộ Quốc phòng nước này thiết lập hành lang để đảm bảo các nhóm tìm kiếm và cứu nạn có thể tiếp cận khu vực. Tuy nhiên, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do bão tuyết khiến phần lớn các tỉnh chịu ảnh hưởng của động đất có nhiệt độ âm 10 độ C.

Nhiều khu vực của Syria đã bị ảnh hưởng nặng nề của trận động đất, trong đó có Aleppo và Idlib - nơi chứng kiến hàng nghìn ngôi nhà đã đổ sập. Nhu cầu viện trợ nhân đạo tại miền Bắc Syria là rất lớn, nơi có hàng triệu người vốn rất khó khăn do mất nhà cửa vì cuộc xung đột vũ trang dai dẳng tại nước này.

Cộng đồng quốc tế sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do bão tuyết khiến nhiều nơi chịu nhiệt độ âm 10 độ C. Trong ảnh: Người dân sưởi ấm quanh đống lửa trong đống đổ nát ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2. (Nguồn: AFP)

Từ rất sớm, các cơ quan viện trợ của Liên hợp quốc đã có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để đánh giá nhu cầu và triển khai cứu trợ. Các nhóm chuyên gia Liên hợp quốc thuộc Văn phòng Đánh giá thảm họa và điều phối (UNDAC) cho biết sẽ lên đường tới hiện trường. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc(UNICEF) khẳng định sẵn sàng triển khai các hoạt động hỗ trợ sau khi Ankara chính thức đề nghị.

Hiện các nhóm y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã sẵn sàng cung cấp các hoạt động chăm sóc và chữa trị cần thiết cho những người bị thương.

Liên minh châu Âu (EU) huy động 10 nhóm tìm kiếm cứu nạn từ các nước thành viên triển khai tới khu vực chịu ảnh hưởng của động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thụy Điển, quốc gia hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu quyết định kích hoạt Phản ứng khủng hoảng chính trị kèm theo (IPCR) để điều phối các biện pháp hỗ trợ của EU nhằm giúp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vượt qua ảnh hưởng của trận động đất.

Bỉ quyết định cử ngay một đội y tế đến Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua nhóm B-Fast đồng thời cung cấp một chiếc máy bay vận tải A400M để hỗ trợ hậu cần tại chỗ. Hội Chữ thập đỏ Bỉ thông báo sẽ giải ngân 200.000 Euro trong quỹ viện trợ khẩn cấp để hỗ trợ nhân đạo. Hàng viện trợ sẽ bao gồm thực phẩm, nước uống, bộ dụng cụ vệ sinh, vật dụng y tế, lều, giường, túi ngủ, chăn...

Chính phủ Slovakia cử đội cứu hộ gồm 13 lính cứu hỏa và 2 nhân viên chuyên cứu hộ tại khu vực địa hình đồi núi tới Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn.

Cộng đồng quốc tế sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Nhu cầu viện trợ nhân đạo tại Syria sau trận động đất là rất lớn, nơi có hàng triệu người vốn đã rất khó khăn do mất nhà cửa vì cuộc xung đột vũ trang kéo dài. (Nguồn: Twitter)

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận công tác hỗ trợ ban đầu cho Thổ Nhĩ Kỳ đang được tiến hành, trong khi các tổ chức nhân đạo do Mỹ hỗ trợ tại Syria cũng đang ứng phó với ảnh hưởng của động đất.

Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp phù hợp với nhu cầu của các nạn nhân trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết gửi lực lượng cứu hộ tới hai quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cần thiết cho Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất gây thương vong lớn.

Tại Tel Aviv, tối 6/2, đoàn cứu hộ nhân đạo của Israel mang tên “Những cành ôliu” mang theo thuốc men, trang thiết bị y tế và cứu hộ đã lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ khắc phục hậu quả vụ động đất.

Hàng viện trợ của Iran đã đến sân bay quốc tế Damascus vào 6/2 và hàng viện trợ của Iraq đã được chuyển đến vào sáng sớm 7/2; mỗi chiếc máy bay của Iran chở khoảng 70 tấn thực phẩm, vật tư y tế, chăn màn và các vật dụng cần thiết.

Cộng đồng quốc tế sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Ấn Độ cử đội tìm kiếm và cứu nạn của Lực lượng Ứng phó thảm họa quốc gia (NDRF) tới Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Twitter)

Ấn Độ, Nhật Bản cũng đã gửi đội cứu hộ cứu trợ thiên tai tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà lãnh đạo của Austarlia và New Zealand hôm 6/2 công bố tổng cộng 11,5 triệu USD viện trợ cho các nạn nhân của trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Trong một cuộc họp báo chung ở Canberra, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết nước này sẽ cung cấp khoản hỗ trợ nhân đạo ban đầu trị giá 10 triệu USDa thông qua Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ và các cơ quan nhân đạo.

Còn Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins cho biết, Wellington sẽ đóng góp 1,5 triệu USD.

Điểm tin thế giới sáng 7/2: Singapore đưa ChatGPT vào trường học, Tổng thư ký NATO thăm Mỹ, quân đội Ba Lan mạnh nhất châu Âu?

Điểm tin thế giới sáng 7/2: Singapore đưa ChatGPT vào trường học, Tổng thư ký NATO thăm Mỹ, quân đội Ba Lan mạnh nhất châu Âu?

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/2.

Tin thế giới 6/2: Động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, Nga và Ukraine sẽ viện trợ

Tin thế giới 6/2: Động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, Nga và Ukraine sẽ viện trợ

Nhật Bản nghiên cứu khinh khí cầu Trung Quốc, quan chức NATO nhận định về khả năng kết nạp thành viên… là một số tin ...

Cập nhật động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số tử vong tăng kinh hoàng lên hơn 3.700 người, thế giới hành động khẩn

Cập nhật động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số tử vong tăng kinh hoàng lên hơn 3.700 người, thế giới hành động khẩn

Trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria rạng sáng ngày 6/2 (giờ địa phương) hiện đã khiến ít nhất hơn 3.700 ...

Hiện trường đổ nát, hỗn loạn sau thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Hiện trường đổ nát, hỗn loạn sau thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Các trận động đất ngày 6/2 làm rung chuyển miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Bắc Syria khiến ít nhất hơn 3.700 người thiệt ...

Chưa ghi nhận thông tin có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Chưa ghi nhận thông tin có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Ngày 6/2, một trận động đất 7,8 độ richter đã xảy ra ở miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ giáp Syria, khiến hàng trăm người ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2024? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cách tắt chế độ bảo vệ mắt trên OPPO để sử dụng thỏa mái hơn

Cách tắt chế độ bảo vệ mắt trên OPPO để sử dụng thỏa mái hơn

Chế độ bảo vệ mắt trên điện thoại OPPO sẽ giúp cho mắt của bạn đỡ mỏi khi sử dụng lâu. Nhưng nếu sử dụng nó quá nhiều cũng sẽ ...
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tuyến metro số 1 TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi chạy thử nghiệm tự động với những vị khách đặc biệt là Tổng lãnh sự nhiều nước ở TP. ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động