Nhỏ Bình thường Lớn

Tham vọng của Tổng thống Biden với gói ngân sách 'khủng' 6.000 tỷ USD

Không có đề xuất lớn nào trong ngân sách của Tổng thống Biden nhưng chính quyền của ông đã kết hợp chương trình lập pháp hiện tại và tăng cường chi tiêu cho nhiều chương trình xã hội, tập trung vào y tế và giáo dục.
Tham vọng của Tổng thống Biden với gói ngân sách 'khủng' 6.000 tỷ USD
Ông Biden tuyên bố ngân sách của ông "đầu tư trực tiếp vào người dân Mỹ và sẽ củng cố nền kinh tế của quốc gia, cải thiện sức khỏe tài chính của chúng ta về lâu dài". (Nguồn: The New York Times)

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố ngân sách hàng năm đầu tiên của mình - kế hoạch chi tiêu trị giá 6.000 tỷ USD, gồm cả việc tăng mạnh thuế đối với người giàu ở Mỹ.

Kế hoạch trên bao gồm các chương trình xã hội mới khổng lồ và đầu tư vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nhưng kế hoạch này cần sự chấp thuận của Quốc hội, nơi Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham cho là quá tốn kém.

Theo kế hoạch, nợ công tại Mỹ sẽ lên tới 117% GDP vào năm 2031, vượt qua mức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, bất chấp việc tăng thuế đối với các công ty như đề xuất, thặng dư vốn và nâng khung thuế thu nhập đánh vào người giàu ít nhất là 3.000 tỷ USD.

Kế hoạch của Tổng thống Biden bao gồm 1.500 tỷ USD chi phí hoạt động cho Lầu Năm Góc và các cơ quan chính phủ khác. Nó cũng bao gồm hai kế hoạch chi tiêu hỗ trợ mà ông đã công khai trước đây: kế hoạch việc làm trị giá 2.300 tỷ USD và kế hoạch cho các gia đình 1.800 tỷ USD.

Ông Biden tuyên bố ngân sách của ông "đầu tư trực tiếp vào người dân Mỹ và sẽ củng cố nền kinh tế của quốc gia, cải thiện sức khỏe tài chính của chúng ta về lâu dài".

Nỗi lo lạm phát và thâm hụt cao

Nhà Trắng cho biết, đề xuất này sẽ giúp phát triển nền kinh tế từ dưới thấp lên đến trung bình. Ngân sách này hứa hẹn sẽ gồm hơn 800 tỷ USD cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, bao gồm cả đầu tư vào năng lượng sạch; 200 tỷ USD học mầm non miễn phí cho tất cả trẻ ba và bốn tuổi; 109 tỷ USD cho hai năm đại học công miễn phí cho tất cả người Mỹ; 225 tỷ USD cho một gia đình ăn lương nhà nước và chương trình ngày nghỉ có trả lương trong ngành y tế, đưa Mỹ ngang hàng với các quốc gia giàu có tương đương; 115 tỷ USD cho cầu đường; 160 tỷ USD cho phương tiện công cộng và đường sắt; 100 tỷ USD để cải thiện khả năng truy cập Internet băng thông rộng cho mọi hộ gia đình Mỹ.

Tin liên quan
Gói ngân sách Gói ngân sách 'khủng' lên tới 6.000 tỷ USD ông Biden đề xuất có gì?

Cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng Cecelia Rouse thừa nhận, nền kinh tế hiện đang chứng kiến lạm phát tăng đột biến nhưng dự kiến giảm xuống mức hàng năm khoảng 2% theo thời gian.

Một số nhà kinh tế, bao gồm Larry Summers, người từng cố vấn cho Tổng thống Barack Obama và Bill Clinton, đã cảnh báo việc chi tiêu lớn như vậy của chính phủ có thể làm tăng lạm phát, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tăng lãi suất, từ đó làm tăng nguy cơ suy thoái.

Ngân sách của ông Biden dự kiến khiến 14.500 tỷ USD được bổ sung vào nợ của Mỹ trong thập kỷ tới.

Nhưng Nhà Trắng ước tính kế hoạch này được thanh toán hoàn toàn trong vòng 15 năm khi việc tăng thuế sẽ làm giảm thâm hụt. Tuy nhiên, giới chỉ trích vẫn hoài nghi về những kết thúc có hậu được dự báo rất lâu sau khi ông Biden rời nhiệm sở.

Giấc mơ chính phủ lớn của ông Biden

Trở lại năm 1996, ông Bill Clinton nổi tiếng với câu nói rằng chính phủ lớn đã là dĩ vãng, khi ông, một tổng thống đảng Dân chủ, chấp thuận các nỗ lực của đảng Cộng hòa tại Quốc hội nhằm cắt giảm phúc lợi và các khoản tài trợ liên bang khác.

Trong hai thập niên kể từ sau vụ tấn công ngày 11/9/2001, cuộc Đại suy thoái và đại dịch toàn cầu, sự ủng hộ của người Mỹ đối với các chiến dịch hoạt động tích cực của chính phủ đã trở lại và ông Biden, từ lâu được coi là một người có quan điểm chính trị ôn hòa, đang đề xuất một ngân sách phản ánh điều đó.

Không có đề xuất chính phủ mới đồ sộ nào trong ngân sách của Tổng thống Biden, không có chương trình bảo hiểm y tế toàn quốc hoặc đại học miễn phí cho tất cả mọi người, nhưng chính quyền của ông đã kết hợp chương trình lập pháp hiện tại và tăng cường chi tiêu cho nhiều chương trình xã hội, tập trung vào y tế và giáo dục.

Kế hoạch của ông Biden dự đoán gây thâm hụt lớn tới hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm sẽ khiến giới diều hâu chỉ trích. Và đảng Cộng hòa sẽ nhắm vào chỉ trích các mục chi tiêu cụ thể.

Tuy nhiên, ngân sách của Tổng thống là bản dự thảo và hiếm khi giống với bản Quốc hội cuối cùng phê duyệt. Những gì ông Biden đề xuất cho thấy ông muốn giữ cho các khoản chi tiêu của chính phủ rộng mở và rằng ông nghĩ người dân Mỹ sẽ ủng hộ mình.

Có dễ dàng được thông qua?

Quốc hội có thời hạn đến cuối tháng Chín để ban hành các dự luật chi tiêu mới. Nếu họ không thông qua ngân sách mới, chính phủ có thể đóng cửa một phần.

Đảng Dân chủ của ông Biden chiếm đa số hẹp trong Hạ viện và lợi thế hơn một ghế ít ỏi so với đảng Cộng hòa trong Thượng viện 100 ghế. Không giống như hầu hết các dự luật khác, các biện pháp ngân sách có thể được thông qua chỉ với 51 phiếu bầu thay vì 60 phiếu như quy định, nghĩa là ông Biden có thể ký một số kế hoạch của mình thành luật mà không cần sự ủng hộ của đảng Cộng hòa.

Đảng Cộng hòa đã bày tỏ sự lo lắng trước mức chi tiêu kỷ lục.

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell hôm thứ Sáu (28/5) gọi kế hoạch này là "giấc mơ xã hội chủ nghĩa". Thượng nghị sĩ Jerry Moran của Kansas nói rằng nó sẽ "trao cho các thế hệ tương lai khoản nợ nặng nề".

Các đảng viên Cộng hòa đã chỉ trích ông Biden về quy mô chi tiêu của ông bao gồm cả 1.900 tỷ USD chi cho việc cứu trợ kinh tế do đại dịch Covid-19 vào đầu năm nay.

Nhận định về gói ngân sách "khủng", Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi bình luận: “Ngân sách của Tổng thống Biden là một tuyên bố rõ ràng về giá trị mà đảng Dân chủ nhìn nhận ở người lao động và các gia đình trung lưu của Mỹ, những người là nền tảng sức mạnh của quốc gia chúng ta và là chìa khóa để xây dựng lại tốt hơn".

Tham vọng của Tổng thống Biden với gói ngân sách 'khủng' 6.000 tỷ USD
Thị trường lao động Mỹ đang khởi sắc khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau khi tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng. (Nguồn: AP)

Bà cũng lưu ý rằng, ngân sách của ông Biden hướng đến các khoản đầu tư "lịch sử" cho lực lượng lao động và nền kinh tế Mỹ.

Nhà lãnh đạo đảng Dân chủ nhấn mạnh: “Các thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội muốn được làm việc với chính quyền Biden-Harris để ban hành ngân sách có tầm nhìn xa trông rộng này, giúp mở đường đến các cơ hội và sự thịnh vượng cho đất nước”.

Tuy nhiên, việc đảm bảo tất cả các thành viên đảng Dân chủ đều đồng lòng cũng sẽ không dễ dàng. Bất đồng là điều khó tránh.

Lấy ví dụ, kế hoạch tăng chi tiêu quân sự có thể làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên tiến bộ hơn trong đảng Dân chủ. Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Richard Neal cho biết các thành viên đảng Dân chủ trong ủy ban sẽ xem xét đề xuất của chính quyền một cách thận trọng.

Tin liên quan
Kế hoạch 2.000 tỷ USD của ông Joe Biden: Đại tu Kế hoạch 2.000 tỷ USD của ông Joe Biden: Đại tu 'thế thượng phong'

Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Bernie Sanders cũng khẳng định ủy ban sẽ sớm tổ chức một phiên điều trần về đề xuất ngân sách của tổng thống.

Bên ngoài Đồi Capitol, kế hoạch ngân sách mới được công bố cũng đã dẫn đến nhiều thảo luận sôi nổi.

Bob Greenstein, người sáng lập Trung tâm Ưu tiên Ngân sách và Chính sách, cho hay: “Với kinh nghiệm theo dõi ngân sách của các tổng thống (Mỹ) trong hơn 40 năm, thật công bằng khi nói rằng mặc dù tôi muốn sửa đổi một số điều trong ngân sách mới của Biden, nhưng nếu được ban hành, ngân sách này có thể giúp giảm nghèo đói và bất bình đẳng hơn bất kỳ ngân sách nào khác trong lịch sử nước Mỹ hiện đại".

Ủy ban Trách nhiệm Ngân sách Liên bang, một nhóm giám sát ngân sách, chia sẻ: "Chúng tôi rất hài lòng với việc Tổng thống Biden đưa ra những chi tiết quan trọng về kế hoạch ngân sách, các giả định kinh tế của ông ấy là hợp lý và ông ấy có đề xuất để bù đắp các phí tổn dần từng bước, trong khi kiềm chế tương đối thậm hụt dài hạn”.

Tuy nhiên, nhóm này cho rằng mức nợ công mà gói chi tiêu này bổ sung là “quá lớn”, trong khi lại không giải quyết “đáng kể” các thâm hụt cấu trúc đang ngày càng gia tăng trong dài hạn.

TIN LIÊN QUAN
Thâm hụt ngân sách Mỹ tăng lên mức 1.900 tỷ USD
Mạnh tay chi hơn 2.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, Mỹ liệu có cửa thắng Trung Quốc?
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch chi tiêu 2.000 tỷ USD nhằm 'đại tu' nền kinh tế
Giới siêu giàu Mỹ đang trốn thuế hàng tỷ USD, Tổng thống Biden cân nhắc biện pháp tăng thu

(tổng hợp)

Tin cũ hơn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua