Indonesia tăng khai thác than đá để cung cấp cho châu Âu. (Ảnh: Kemal Jufri/Greenpeace) |
Indonesia - quốc gia xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới - chủ yếu vận chuyển hàng sang Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia châu Á khác.
Tuy nhiên, việc Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập than đá từ Nga từ tháng 8/2022 và động thái ngừng một số lô hàng xuất khẩu khí đốt sang EU đã khiến các khách hàng châu Âu đổ xô mua than từ các nước xa xôi như Indonesia và Australia.
Chủ tịch Hiệp hội khai thác than Indonesia, Pandu Sjahrir cho biết: “Nhu cầu mua than của Indonesia đang tăng lên đáng kể do vấn đề địa chính trị này. Đức là một ví dụ điển hình. Họ đang yêu cầu rất nhiều từ Indonesia.
Vào năm tới, Đức có thể trở thành nước nhập khẩu than lớn thứ hai hoặc thứ ba của Indonesia, sau Trung Quốc và Ấn Độ".
Bukit Asam (PTBA) - một trong những công ty khai thác mỏ lớn của Indonesia - đã bắt đầu vận chuyển than sang châu Âu.
Rafli Yandra, Giám đốc phát triển kinh doanh của công ty quốc doanh này cho biết, PTBA đã xuất khẩu 147.000 tấn sang Italy trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 vừa qua. Đối với các quốc gia châu Âu khác như Đức và Ba Lan, PTBA hiện đang trong quá trình đàm phán để thâm nhập các thị trường này với giá tốt hơn.
Theo ông Yandra, PTBA đã sản xuất 15,9 triệu tấn than trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021.
Bumi Resources - nhà sản xuất than lớn nhất Indonesia - cũng đang nỗ lực để gia tăng sản lượng trong năm nay lên 83 triệu tấn, tăng 6% so với năm ngoái.
Ông Dileep Srivastava, Giám đốc kiêm Thư ký của Bumi Resources tiết lộ rằng, công ty đã nhận được các đơn đặt hàng và đang thảo luận để vận chuyển than sang các nước như Đức, Ba Lan và Italy.
Mahardika Putranto, Giám đốc Quan hệ đầu tư thuộc Adaro Energy cho biết, công ty đặt mục tiêu tăng sản lượng than từ 58 triệu tấn lên 60 triệu tấn trong năm nay, tăng 10-14% so với năm ngoái.
Giá than giao sau trên sàn giao dịch Newcastle đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục 460 USD/tấn vào đầu tháng 9/2022, gấp 3 lần hồi đầu năm nay, trong bối cảnh nhu cầu tăng cao và nguồn cung khan hiếm do xung đột Nga-Ukraine và thời tiết ẩm ướt ở Australia - một trong những nhà sản xuất than hàng đầu thế giới.
Các công ty khai thác than của Indonesia đang đạt mức lợi nhuận cao lịch sử. PTBA công bố mức lãi ròng lên tới 6.200 tỷ Rupiah (415 triệu USD) trong nửa đầu năm nay, tăng 246% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi lợi nhuận ròng của Adaro và Bayan Resources lần lượt tăng 7 lần lên mức 1,2 tỷ USD và gấp 3 lần lên mức 970 triệu USD.
Giá cổ phiếu của các công ty khai thác than cũng tăng vọt, trong đó cổ phiếu của PTBA tăng giá 63%, Adaro tăng 69% và Bayan Resources tăng 150%.
| Nga: Sức mạnh Siberia 2 sẽ 'thế chân' Dòng chảy phương Bắc 2, đưa khí đốt đến Trung Quốc Ngày 15/9, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, một đường ống của Nga tới Trung Quốc sẽ thay thế đường ống dẫn ... |
| Gazprom: Trạm nén của Dòng chảy phương Bắc 1 đưa khí đốt sang Đức không đảm bảo an toàn Trong khi Gazprom ngừng vô thời hạn hoạt động của Dòng chảy phương Bắc 1, Nga cũng cho biết sẽ giảm mạnh sản lượng khai ... |
| Nga: Dòng chảy phương Bắc 1 dừng chảy không phải là lỗi của Gazprom! Ngày 4/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lên tiếng chỉ trích chính các chính trị gia châu Âu đã khiến đường ống khí ... |
| Nga và Mỹ có thể không còn START, một cuộc chạy đua vũ trang mới đang đến gần? Thiếu các cuộc tiếp xúc cấp cao, đối thoại bị ngưng vì xung đột Nga-Ukraine, Nga và Mỹ có thể bị mất Hiệp ước cắt ... |
| Khi Dòng chảy phương Bắc - ‘dây rốn’ đưa khí đốt Nga tới châu Âu ‘khó ở’… Trở thành “vũ khí” trong cuộc chiến kinh tế, việc có hoạt động hay không và hoạt động với công suất như thế nào của ... |