Tháng lễ Ramadan: Không chỉ có ‘nhịn ăn’ hay ‘ăn chay’

Phương Ngọc
Không khó để bắt gặp nội dung về ‘tháng nhịn ăn Ramadan’ hay ‘tháng ăn chay Ramadan’ trên Google, tuy nhiên hầu hết trong số đó đều chưa chính xác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thậm chí, những quan niệm này có thể dẫn đến hiểu lầm đáng tiếc về tháng lễ Ramadan linh thiêng và mang đậm tính nhân văn này của các tín đồ Hồi giáo,

Vậy tháng Ramadan là gì?

(04.13) Người Hồi giáo cầu nguyện trong dịp lễ Ramadan tại Thánh đường Al-Masjid al-Haram linh thiêng nhất của Hồi giáo, thành phố Mecca, Saudi Arabia (Nguồn ảnh: Reuters)
Người Hồi giáo cầu nguyện trong dịp lễ Ramadan tại Thánh đường Al-Masjid al-Haram linh thiêng nhất của Hồi giáo, thành phố Mecca, Saudi Arabia. (Nguồn: Reuters)

Rèn ý chí, thêm cảm thông

Ramadan là tháng thứ chín theo lịch Hồi giáo, bắt đầu vào thời điểm trăng non lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời và được coi là tháng lễ quan trọng nhất của hơn 2 tỷ người Hồi giáo trên thế giới.

Các quốc gia Hồi giáo đều thành lập một Hội đồng “xem trăng”, bao gồm các nhà thiên văn học, quan chức và học giả Hồi giáo, để quyết định ngày bắt đầu tháng lễ Ramadan. Ngoài ra, các nước cũng tham khảo thông báo chính thức của Saudi Arabia - nơi có các thánh địa thiêng liêng của thế giới Hồi giáo.

Người Hồi giáo tin rằng tháng Ramadan đánh dấu sứ mệnh của Nhà tiên tri Muhammad, khi Đấng Allah sai thiên thần Jibrīl (tên khác là Gabriel) ban tặng cho Nhà tiên tri những lời đầu tiên của Thiên kinh Qur’an.

Tháng Ramadan là thời gian để người Hồi giáo tu sửa bản thân, vun đắp tình cảm với gia đình và cộng đồng, hướng tới các giá trị tốt đẹp như hòa bình hay tình đoàn kết, và quan trọng nhất là cầu xin sự khoan dung và che chở của Đấng Allah.

Được coi là một trong năm cột trụ/bổn phận của Hồi giáo, hành động nhịn (sawm) trong tháng lễ Ramadan chính là yêu cầu căn bản để tín đồ thanh lọc bản thân.

Tuy nhiên, sawm không chỉ đơn thuần là nhịn ăn. Tín đồ còn phải nhịn uống nước, không thực hiện các hành động được coi là lãng phí thời gian, thể hiện ham muốn và tội lỗi như hút thuốc, chửi thề, nói xấu người khác, lười biếng, quan hệ thể xác…

Thay vào đó, người Hồi giáo sẽ dành thời gian cầu nguyện, đọc Thiên kinh Qur’an và sám hối trước Đấng Allah cho những hành động sai trái mình đã làm.

Ở nhiều quốc gia Hồi giáo, các tín đồ kiên cường chịu đựng sự đói khát trong thời tiết nắng nóng của xứ sở sa mạc mà không hề đụng đến một giọt nước.

Đây là cách để tín đồ Hồi giáo trải qua nỗi khổ của những số phận bất hạnh - những người thậm chí không thể duy trì các nhu cầu căn bản nhất của cuộc sống như thức ăn và nước uống.

Từ đó, tín đồ sẽ trở nên khiêm tốn và bao dung hơn, biết bày tỏ lòng trắc ẩn với các mảnh đời kém may mắn và trân trọng những gì Đấng Allah ban tặng.

Bên cạnh đó, sawm còn rèn luyện cho tín đồ sự tiết chế bản thân. Người Hồi giáo tin rằng, trong tháng Ramadan, cửa thiên đàng sẽ rộng mở còn cửa địa ngục đóng lại và nhốt chặt tất cả loài quỷ dữ, bao gồm cả chúa tể của quỷ là Iblis (còn được gọi là al-Shayṭān hay Satan).

Rèn luyện bản thân sẽ giúp tín đồ trở nên mạnh mẽ hơn để có thể chống lại những cám dỗ của cuộc sống, khi loài quỷ tiếp tục tung hoành trên thế giới sau khi Ramadan kết thúc.

Giá trị của tháng Ramadan nằm ở rất nhiều yếu tố tổng hòa cả về mặt thể xác và tinh thần, và “nhịn ăn” chỉ là một trong những nguyên tắc tín đồ Hồi giáo phải thực hiện.

Tháng “nhịn ăn” nhưng lại… ăn rất nhiều

Một điều tưởng chừng như nghịch lý là tín đồ Hồi giáo phải nhịn ăn uống trong tháng Ramadan, nhưng lượng thực phẩm tiêu dùng dịp này thường cao gấp 3 đến 4,5 lần các tháng khác.

Ở nhiều quốc gia, riêng khoản chi tiêu thực phẩm trong tháng Ramadan có thể chiếm đến 15% khoản chi tiêu thực phẩm cả năm.

Trên thực tế, tín đồ Hồi giáo không phải nhịn cả ngày mà chỉ cần nhịn ăn uống từ bình minh đến hoàng hôn.

Tùy thuộc vào vị trí địa lý, thời gian nhịn ăn uống có thể kéo dài từ 11 đến 20 giờ mỗi ngày. Trước bình minh và sau hoàng hôn, hoạt động ăn uống được tổ chức bình thường.

Người dân thường tích trữ thực phẩm từ vài tháng trước khi Ramadan bắt đầu. Những người Hồi giáo xa xứ cũng quay về quê hương để kỷ niệm tháng lễ cùng gia đình, khiến cho nhu cầu tiêu thụ thực phẩm càng gia tăng trong Ramadan.

Bữa ăn sáng của người Hồi giáo trước khi Mặt trời mọc được gọi là suhoor hay suhur. Theo lời Nhà tiên tri Muhammad, bữa ăn sáng là phước lành được Đấng Allah ban tặng trước khi tín đồ nhịn ăn uống.

Gắn liền với suhoor là một truyền thống cổ xưa, khi một hoặc một nhóm người - được gọi là mesaharati - đi khắp làng xóm vào sáng sớm để kêu gọi, ca hát và chơi các loại nhạc cụ để đánh thức người dân dậy chuẩn bị suhoor trước khi mặt trời mọc.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nét đẹp văn hóa này đang dần bị mai một khi ai cũng có thể dễ dàng tự đặt đồng hồ báo thức, và tiếng ồn của những thành phố rộng lớn, sầm uất cũng đang dần át đi giọng hát của mesaharati.

Bữa ăn tối sau khi Mặt trời lặn được gọi là iftar. Đây cũng là bữa ăn chính trong tháng lễ Ramadan. Theo truyền thống, tín đồ sẽ ăn ba hạt chà là để bắt đầu iftar, như cách Nhà tiên tri Muhammad đã làm.

Iftar là dịp để tín đồ sum vầy bên gia đình và bạn bè, liên hoan linh đình như lễ Tết ở Việt Nam. Nhiều thành phố và nhà thờ tổ chức các bữa ăn iftar tập thể để tất cả mọi người cùng chung vui và ăn uống thỏa thích.

Bữa ăn iftar tập thể là minh chứng sinh động cho tính nhân văn của dịp lễ Ramadan, khi người giàu quyên góp tiền để mang những bữa ăn no đủ đến với người nghèo.

Sau iftar, người Hồi giáo có thể ăn thêm một bữa ăn nhẹ nữa trước khi bắt đầu cầu nguyện buổi đêm.

(04.13) Một bữa ăn iftar công cộng ở Cairo, Ai Cập (Nguồn ảnh: Twitter)
Một bữa ăn iftar công cộng ở Cairo, Ai Cập (Nguồn: Twitter)

Ramadan không hề “ăn chay”

Gọi Ramadan là “tháng ăn chay” hay bữa iftar là “xả chay” là hoàn toàn không chính xác.

Thực đơn của người Hồi giáo rất đa dạng: Bữa iftar thường có đủ món ăn từ tất cả các nhóm thực phẩm như ngũ cốc, các loại rau củ, trái cây, thịt, hải sản, sữa…

Thịt cừu, thịt gà, cá và sữa là các loại thực phẩm hay được người Hồi giáo ưa chuộng nhất trong các bữa suhooriftar.

Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật của người Hồi giáo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Halal, có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được cho phép”, được đề ra trong Thiên kinh Qur’an.

Người Hồi giáo không được phép ăn thịt lợn, thịt lừa, các loại động vật có răng nanh (chó, mèo, gấu, sói, sư tử…), các loài chim săn mồi có móng sắc (cú, đại bàng…), các loài lưỡng cư (ếch, cá sấu…) và các loài được coi là động vật có hại (chuột, rắn, thằn lằn, bọ cạp…).

Một số học giả Hồi giáo cho rằng Nhà tiên tri Muhammad ăn rất ít thịt và khuyến khích tín đồ ăn ít thịt, chỉ nên ăn thịt vào các dịp đặc biệt. Thực đơn của Nhà tiên tri chủ yếu bao gồm chà là, sung, nho, sữa, mật ong, các loại rau củ…

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Nhà tiên tri ăn chay và càng không có nghĩa là các tín đồ phải ăn chay trong lễ Ramadan.

(04.13) Một bữa ăn iftar thịnh soạn với các món ăn đa dạng (Nguồn: Curlytales)
Một bữa ăn iftar thịnh soạn với các món ăn đa dạng (Nguồn: Curlytales)

Vậy dân “ngoại đạo” nên làm gì?

Tựu trung, tháng Ramadan không chỉ xoay quanh “nhịn ăn” hay “ăn chay”. Bên cạnh việc hiểu đúng về tháng lễ Ramadan, chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng đối với người Hồi giáo bằng cách chú ý không ăn uống và không bày đồ ăn, nước uống trước mặt họ sau bình minh và trước hoàng hôn.

Điều tối kỵ là thuyết phục, ép buộc người Hồi giáo không nhịn ăn uống trong tháng Ramadan. Đây được coi là hành động vô cùng thô lỗ, phản cảm và thậm chí mang tính công kích đối với tín đồ Hồi giáo.

Ở các nước vùng Vịnh (Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman), ăn uống ở nơi công cộng khi Mặt trời mọc trong lễ Ramadan được coi là tội hình sự. Hình phạt có thể dao động từ một khoản tiền phạt lớn (lên tới vài trăm USD), bị phạt tù hoặc bị trục xuất.

Tuy nhiên, nhiều tín đồ cho rằng không nên cấm những người không theo đạo Hồi ăn uống ở nơi công cộng trong tháng lễ Ramadan.

Về bản chất, Ramadan là dịp để người Hồi giáo rèn luyện sự kiểm soát bản thân, do đó nhiều tín đồ vẫn vui vẻ chấp nhận việc người không theo đạo ăn uống trước mặt mình.

Nhìn chung, luật lệ và phong tục tập quán ở mỗi nơi là khác nhau. Do đó, khi du lịch hoặc làm việc, sinh sống ở các quốc gia có quốc đạo là Hồi giáo hoặc có đông dân cư người Hồi giáo, chúng ta cần tìm hiểu rõ văn hóa và luật pháp sở tại để tránh vi phạm, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người Hồi giáo trong tháng lễ Ramadan này.

Tháng lễ Ramadan: Ý chí, lòng thành và sự sẻ chia

Tháng lễ Ramadan: Ý chí, lòng thành và sự sẻ chia

Tháng lễ Ramadan là một trong các dịp lễ quan trọng nhất với người Hồi giáo, thể hiện lòng biết ơn, ý chí kiên định ...

Hình ảnh những tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới đón tháng lễ Ramadan

Hình ảnh những tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới đón tháng lễ Ramadan

Hàng tỷ tín đồ trên thế giới đã đón tháng lễ Ramadan, một trong những dịp lễ quan trọng nhất của người Hồi giáo.

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Inter vs Como 1907...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay ...
Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Khi công nghệ đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, việc ra mắt mạng xã hội Xintel mang lại sự tiện lợi trong trải nghiệm du lịch văn hóa ...
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ một lần nữa khẳng định đẳng cấp thời trang của mình khi xuất hiện tại sự kiện Ngôi sao của năm với bộ trang sức kim cương.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động