Tháo gỡ các ‘điểm nghẽn’ giao thông thủy nội địa

Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp nghe Bộ Giao thông vận tải (GTVT) báo cáo về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180725152946 Không chủ quan trong ứng cứu thiên tai, sự cố
tin nhap 20180725152946 Phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Cuộc họp diễn ra sáng 25/7 tại trụ sở Chính phủ. Tham dự có lãnh đạo Bộ GTVT, Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và một số bộ, ngành.

tin nhap 20180725152946
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sông Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt năm 2000, đã được điều chỉnh, bổ sung một số lần.

Quy hoạch hiện hành được thực hiện theo từng luồng tuyến, cảng bến và được phân theo từng khu vực. Theo đó, cả nước hiện có 45 tuyến đường thuỷ nội địa, 21 tuyến ven biển và 7257 cảng/bến.

Việc quy hoạch không theo các hành lang vận tải hàng hóa dẫn đến tình trạng thiếu liên kết giữa các phương thức vận tải; nhiều quy hoạch song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành do nhiều địa phương chưa lập quy hoạch chi tiết; khó khăn trong công tác quản lý thực hiện và huy động vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn đầu tư tư nhân để hiện đại hoá hệ thống cảng bến, vận tải container và logistics. Bên cạnh đó, quy hoạch hiện tại cũng dẫn đến tình trạng thiếu gắn kết giữa các ngành giao thông thủy và thủy lợi, vận chuyển hành khách và du lịch.

Theo đề xuất của Bộ GTVT, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa điều chỉnh sẽ được thực hiện theo các tuyến hành lang vận tải thủy gắn với các hành lang vận tải hàng hoá. Mỗi hành lang vận tải thủy gồm các tuyến đường thủy nội địa chính và kết nối; hệ thống cảng, bến thủy nội địa; hệ thống khu neo đậu và các công trình phụ trợ khác.

Tại miền Bắc sẽ quy hoạch 4 hành lang vận tải thủy gồm Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội; Hà Nội – Lào Cai; Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình; Hà Nội – Nam Định.

Sẽ quy hoạch 1 hành lang vận tải thủy phục vụ vận tải hàng hóa các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận và các tuyến kết nối chính.

Tại miền Nam, sẽ quy hoạch 4 hành lang vận tải thuỷ gồm TPHCM – Cà Mau; TPHCM – An Giang; hành lang vận tải thuỷ kết nối với Campuchia (tuyến sông Mekong); hành lang vận tải thuỷ theo tuyến ven biển từ TPHCM – Kiên Giang.

Các hành lang vận tải được quy hoạch bảo đảm mục tiêu giai đoạn 2020-2025 đáp ứng thông qua tổng sản lượng vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa đạt khoảng từ 334,2 triệu tấn/năm đến 392,2 triệu tấn/năm với khối lượng luân chuyển đạt khoảng từ 67,6 triệu tấn.km đến 74,5 triệu tấn.km. Tổng sản lượng vận tải hành khách đường thuỷ nội địa đạt từ 204,4 triệu người/năm đến 280,3 triệu người/năm.

Đến năm 2030 và sau 2030, năng lực vận tải hàng hóa, hành khách của đường thuỷ nội địa sẽ tăng khoảng từ 1,5 đến 2 lần.

Về nguồn lực, Bộ GTVT dự kiến sẽ cần khoảng 25,4 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn từ nay đến 2030 để cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới luồng tuyến đường thủy nội địa khoảng 10,4 nghìn tỷ đồng; cảng đường thủy nội địa khoảng 15 nghìn tỷ đồng.

Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến Việt Trì – Lào Cai; cầu Đuống; tuyến vận tải Sông Gianh; triển khai dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam gồm: Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2); cải tạo, nâng cấp cầu Nàng Hai, Măng Thít, Đồng Nai và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu Bình Lợi.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận nỗ lực của Bộ GTVT trong việc chủ động điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030 theo đúng yêu cầu của pháp luật về quy hoạch; bám sát thực tiễn cũng như đề xuất những giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho giao thông đường thuỷ hiện nay.

Theo Phó Thủ tướng, là một quốc gia có nhiều sông lớn, đường bờ biển dài, giao thông thủy nội địa có vai trò rất lớn trong việc vận chuyển người, hàng hoá với chi phí hợp lý. Đặc biệt, nếu phát triển giao thông thủy nội địa sẽ giúp giảm áp lực rất lớn cho đường bộ, hàng không, giảm chi phí cho doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian qua, giao thông thuỷ nội địa chưa thực sự được quan tâm đầu tư đúng mức, nhiều tuyến giao thông thủy chậm được nạo vét, tu bổ, thiếu kết nối với các loại hình giao thông khác, đặc biệt là đường bộ, đường sắt. Cơ sở hạ tầng cảng, bến… chưa được đầu tư tương xứng với năng lực và nhu cầu vận tải. Đáng chú ý, trên nhiều tuyến chủ lực vẫn bị một số cầu với khẩu độ thông thuyền thấp cản trở giao thông của các phương tiện thuỷ nội địa, điển hình như cầu Đuống, cầu Nàng Hai, Măng Thít, Đồng Nai, Bình Lợi…

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch để phê duyệt theo đúng quy định. Trong đó, cần làm rõ các số liệu về nhu cầu, năng lực vận tải, nhu cầu vốn đầu tư; đánh giá kỹ hiệu quả của các giải pháp nhằm tăng cường khả năng kết nối với các loại hình giao thông khác; giải pháp huy động nguồn lực từ xã hội cho phát triển giao thông thuỷ.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo chi tiết về một số “điểm nghẽn” trên các tuyến vận tải thuỷ nội địa, trong đó chỉ rõ hạn chế, tác động và giải pháp khắc phục; lợi ích và nhu cầu đầu tư để từ đó có kế hoạch ưu tiên tháo gỡ.

tin nhap 20180725152946
Chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3

Trước diễn biến của bão số 3, chiều nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng ...

tin nhap 20180725152946
Tập trung đối phó trước thiên tai, lũ ống, lũ quét

Thiên tai từ đầu năm đã làm 75 người chết và mất tích, 48 người bị thương; 509 nhà bị đổ, sập và 12.571 nhà ...

tin nhap 20180725152946
Phó Thủ tướng: Ưu tiên toàn lực tìm kiếm người mất tích, ổn định đời sống người dân

Trực tiếp chứng kiến những thiệt hại rất lớn về người và tài sản do cơn lũ dữ gây ra tại huyện Tam Đường, tỉnh ...

PV

Đọc thêm

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc và Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)
Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Volkswagen của các dòng Polo 2018, Passat 2019, Tiguan 2021, T-Cross 2022, Tiguan 2022, Polo 2022, Touareg 2022, Touareg 2023, Teramont 2023, Virtus 2023, Viloran 2023 ...
Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Với doanh số giảm mạnh trong quý I/2024, Apple đã bị đối thủ đối thủ không đội trời chung soán ngôi nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động