Thắt chặt mối quan hệ nồng ấm, ngày càng thân tình Việt Nam - Indonesia

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên IMF – WB và thăm làm việc Indonesia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 11 - 12/10/2018.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
that chat moi quan he nong am ngay cang than tinh viet nam indonesia Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Indonesia
that chat moi quan he nong am ngay cang than tinh viet nam indonesia Tạo đột phá mới trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) được tổ chức tại Bali, Indonesia. Xin Thứ trưởng cho biết những nội dung chính và kết quả nổi bật của Cuộc họp này?

Cuộc gặp các Lãnh đạo ASEAN (ALG) được tổ chức theo sáng kiến của Indonesia, nước chủ nhà của Hội nghị Thường niên Ban Thống đốc IMF/WB 2018, với chủ  đề: “Thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua các hành động phối hợp cấp khu vực và toàn cầu”. Tại cuộc gặp, Lãnh đạo 10 nước ASEAN và lãnh đạo của các tổ chức toàn cầu gồm Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Tổng Thư ký ASEAN, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đã trao đổi các ý tưởng, định hướng và biện pháp tăng cường hợp tác, phối hợp giữa ASEAN và LHQ, IMF, WB trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; tạo động lực thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cơ sở tăng cường tính tương hỗ giữa các Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025 với Chương trình nghị sự 2030 về SDG.

that chat moi quan he nong am ngay cang than tinh viet nam indonesia
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trả lời phỏng vấn báo chí. (Ảnh: Tuấn Anh)

Các nhà lãnh đạo chia sẻ đánh giá kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực song còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác động của cạnh tranh địa chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nước lớn, xu hướng bảo hộ, đi ngược lại các cam kết đa phương đe dọa tác động đến đà phát triển của kinh tế thế giới, ảnh hưởng không thuận đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trong bức tranh chung đó, ASEAN là điểm sáng kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng khá và đạt nhiều thành tựu trong việc xây dựng Cộng đồng; tuy nhiên ASEAN cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng, khoảng cách phát triển, biến đổi khí hậu, thiên tai, già hóa dân số, khả năng thích ứng trước các đòi hỏi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4...  Trong bối cảnh đó, các Lãnh đạo nhất trí tăng cường phối hợp hành động cấp khu vực và toàn cầu, tăng cường hợp tác giữa ASEAN và các cơ chế toàn cầu, nâng cao năng lực tự cường của ASEAN, gắn kết các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với SDGs…

Đáng chú ý, Lãnh đạo LHQ, IMF và WB đánh giá cao nỗ lực của các nước ASEAN trong việc thực hiện SDGs, trong đó lấy Việt Nam làm ví dụ điển hình; cam kết tiếp tục hợp tác và hỗ trợ với các nước ASEAN thực hiện thành công các mục tiêu này.

Xin Thứ trưởng có thể nói rõ hơn về sự tham gia và  đóng góp của Việt Nam, trong đó có những sáng kiến được Thủ tướng Chính phủ nêu ra tại Cuộc gặp?

Việt Nam đã tích cực ủng hộ ủng hộ sáng kiến của Indonesia và chuẩn bị cho Cuộc gặp giữa các Lãnh đạo ASEAN với Lãnh đạo Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế vì đây là cơ hội rất tốt để chia sẻ và thảo luận các biện pháp, phối hợp hành động giữa ASEAN và các tổ chức toàn cầu thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững.

Về ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ ASEAN tiếp tục là điểm sáng về phát triển kinh tế (đạt 5,3% năm 2017, 7/10 thành viên tăng trên 5%); đạt nhiều thành công trong thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nguồn nhân lực… Trước những diễn biến mới trong tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất định, Thủ tướng đề xuất IMF và WB hỗ trợ ASEAN xây dựng một cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô khu vực để giúp nâng cao năng lực tự cường của ASEAN.

Thủ tướng cũng đề nghị tập trung vào 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên cần phối hợp triển khai là nâng cao năng lực tự cường; phát triển cơ sở hạ tầng; sản xuất và tiêu dùng bền vững; giảm nghèo; quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Đối với các nước Mê Công, Thủ tướng đề xuất Ngân hàng Thế giới tham gia và trở thành Đối tác phát triển của Hợp tác Campuchia - Lào - Việt Nam cũng như Nhóm nước Mê Công gồm Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan và Việt Nam.

Về Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật kết quả đạt được trong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, khẳng định quan điểm phát triển bền vững được Chính phủ lồng ghép xuyên suốt trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đã được cụ thể hóa trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững. Để phát huy thành công của Hội nghị WEF ASEAN 2018 vừa qua tại Việt Nam vừa qua, Thủ tướng đề nghị các tổ chức trên phối hợp với ASEAN triển khai các đề xuất của Hội nghị, nhất là tạo dựng Cơ chế hài hòa môi trường kinh doanh, Khuôn khổ kết nối các vườn ươm quốc gia, Kết nối mạng lưới giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời ở các nước ASEAN.

Chuyến thăm Indonesia của Thủ tướng Chính phủ đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Xin Thứ trưởng cho biết những kết quả nổi bật của chuyến thăm lần này và những lĩnh vực mà hai bên sẽ tập trung thúc đẩy trong thời gian tới?

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến Indonesia. Cùng với chuyến thăm Indonesia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 8/2017 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joko Widodo tháng 9/2018, chuyến thăm của Thủ tướng lần này một lần nữa khẳng định mối quan hệ nồng ấm, ngày càng thân tình và sức phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Indonesia những năm gần đây. Mặc dù là chuyến thăm làm việc, được thu xếp gọn nhẹ nhưng đã đạt nhiều kết quả quan trọng và thực chất, trong đó nổi bật là:

Thứ nhất, hai bên đã xác định nhiều biện pháp để đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột chính của quan hệ Đối tác Chiến lược. Cơ hội và tiềm năng hợp tác giữa hai nước là rất lớn, nhất là về thương mại, đầu tư, nông nghiệp-thủy sản, năng lượng-dầu khí, hợp tác biển.... Trong thời gian tới, hai nước nhất trí hình thành cơ chế trao đổi giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đồng thời từng bước dỡ bỏ các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật để tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các sản phẩm thế mạnh của nhau (với Việt Nam là nông - thủy sản, các mặt hàng điện tử, thép…), đưa kim ngạch thương mại đạt 10 tỷ USD trong thời gian sớm nhất. Nhân dịp này, các doanh nghiệp hai nước cũng đã kết nối và ký kết thoả thuận hợp tác về xây dựng cơ sở hạ tầng, nông nghiệp công nghệ cao…

Thứ hai, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, hai bên đã nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực của tương lai như kinh tế sáng tạo, kinh tế số, năng lượng sạch, đô thị thông minh, công nghệ thông tin, nông nghiệp thông minh, logistics…; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp của hai bên tham gia mạnh mẽ vào hợp kinh tế song phương cũng như mạng lưới kinh tế khu vực.

Thứ ba, nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng cũng sẽ được thúc đẩy. Là hai nước có thế mạnh về biển, hai bên nhất trí sớm xác lập cơ chế hợp tác song phương mới về biển và đại dương, đẩy mạnh hợp tác thiết thực, nhất là lĩnh vực nghề cá, tạo khuôn khổ thuận lợi để ngư dân của hai nước được hoạt động đánh bắt hải sản an toàn, bền vững và hợp pháp; sớm thiết lập đường dây nóng để giải quyết nhanh chóng các vấn đề nảy sinh. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, sẽ mở rộng hơn nữa hợp tác, nhất là trong việc hỗ trợ nhau đào tạo thế hệ lao động mới có tri thức, tay nghề và kỹ năng, đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại số.

Thứ tư, trong bối cảnh khu vực, quốc tế có những biến chuyển phức tạp, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác với vai trò nòng cốt nhằm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN đoàn kết, sáng tạo, tự cường và phát huy tối đa vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình. Indonesia khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ và ủng hộ Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm 2020, đồng thời tái khẳng định ủng hộ Việt Nam ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

that chat moi quan he nong am ngay cang than tinh viet nam indonesia Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị IMF, WB và thăm Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, sáng 11/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam lên đường ...

that chat moi quan he nong am ngay cang than tinh viet nam indonesia Đại sứ Phạm Vinh Quang: Việt Nam coi trọng thể chế đa phương toàn cầu

Trong các ngày 11-12/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp dự Hội ...

that chat moi quan he nong am ngay cang than tinh viet nam indonesia Bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Indonesia

Trao đổi với Thế Giới & Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Indonesia Joko Widodo tới Việt Nam (11-12/9), Đại sứ ...

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Bảo Thanh đọ sắc cùng "chị gái" Lan Phương; NSƯT Quách Thu Phương khoe vóc dáng mảnh mai; Hoa hậu Mai Phương Thúy mặc gợi cảm.
Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Bộ GD&ĐT lên tiếng về chuyện siết quy định về dạy thêm

Bộ GD&ĐT lên tiếng về chuyện siết quy định về dạy thêm

Từ 14/2, Thông tư mới về dạy thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, tác động đáng kể tới thực trạng dạy thêm hiện nay.
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 10/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
Bài tarot hôm nay 11/1: Điểm gì ở bạn khiến người ấy lưu luyến không quên?

Bài tarot hôm nay 11/1: Điểm gì ở bạn khiến người ấy lưu luyến không quên?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ nhận được thông điệp về điểm đặc biệt ở bạn khiến người ấy không thể quên.
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động