Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan sẽ đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Sudan hiện nay. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) |
Theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi, Tổng thống Cộng hòa Tchad Idriss Deby, Tổng thống Eritrea Isaias Afwerki, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir đã đến Cairo trong ngày 12/7.
Tin liên quan |
Ai Cập-EU thảo luận về tình hình Sudan và xung đột Nga-Ukraine |
Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết, tối ngày 12/7, một phiên họp trù bị cho hội nghị thượng đỉnh này đã được tổ chức tại Cairo, với sự góp mặt của các quan chức cấp cao từ các nước tham dự.
Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan ngày 13/7 sẽ đánh giá các ý tưởng và đề xuất đã được đưa ra bàn thảo trước đó, như tại Hội nghị thượng đỉnh của Cơ quan Liên chính phủ về Phát triển (IGAD), nhằm chấm dứt xung đột vũ trang ở Sudan.
Bên cạnh đó, dự kiến các nhà lãnh đạo của những quốc gia láng giềng Sudan sẽ bàn về các cơ chế nhằm đối phó với tình hình nhân đạo nghiêm trọng, do hàng nghìn người tị nạn Sudan sang các nước gần đó để trốn khỏi bạo lực và xung đột.
Theo người phát ngôn Phủ Tổng thống Ai Cập Ahmed Fahmy, Hội nghị thượng đỉnh các nước láng giềng Sudan sẽ tập trung tìm biện pháp chấm dứt xung đột, trong đó đưa ra cơ chế hiệu quả để giải quyết tình hình một cách hòa bình, đồng thời hạn chế những tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đối với các nước cạnh Sudan.
Bên cạnh mục tiêu đảm bảo an ninh và ổn định của toàn khu vực, hội nghị cũng hướng tới xây dựng một tầm nhìn chung cho các nước chia sẻ đường biên giới với quốc gia Đông Phi này.
Người phát ngôn Fahmy khẳng định, các nỗ lực khu vực và quốc tế đóng vai trò quan trọng giúp tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Sudan.
Ông cũng cho biết, nếu cuộc khủng hoảng này tiếp tục kéo dài, các hậu quả nghiêm trọng có thể đe dọa sự ổn định của vùng Sừng châu Phi, Biển Đỏ, khu vực Bắc Phi, khu vực Sahel, Trung Phi, sông Nile và khu vực Hồ Lớn của châu Phi.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), trong 3 tháng gần đây, hơn 3 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa do giao tranh nổ ra tại Sudan. Trong đó, 2,4 triệu người đã sơ tán trong nước và khoảng 730.000 người sơ tán ra nước ngoài.
Đặc biệt, Ai Cập ở phía Bắc và Cộng hòa TChad ở phía Tây đều nằm trong số những điểm đến của phần lớn người Sudan khi di tản ra nước ngoài.
| Ngoại trưởng Nga và các nước vùng Vịnh nói gì về tình hình Syria và Sudan? Ngày 10/7, sau khi kết thúc Hội nghị cấp bộ trưởng về đối thoại chiến lược giữa Nga và các quốc gia vùng Vịnh tại ... |
| Ngoại trưởng Đức và Ai Cập điện đàm về tình hình xung đột tại khu vực Ngày 5/7, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Đức Annalena Baerbock, trao đổi về việc thúc ... |
| Sudan đối mặt với ‘cuộc nội chiến toàn diện’, Liên hợp quốc lên án mạnh mẽ Phó Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc LHQ lên án cuộc không kích ở Omdurman khiến ít nhất 22 người thiệt ... |
| Điểm tin thế giới sáng 10/7: Tàu Italy cập cảng Philippines, chính phủ Hà Lan 'có biến', Tổng thống Ba Lan thăm Ukraine, EU-New Zealand ký FTA Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/7. |
| Iraq-Iran tìm cách ‘hóa giải’ trừng phạt của Mỹ đối với Tehran Ngày 11/7, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al Sudani cho biết, nước này đã đạt được thỏa thuận đổi dầu thô lấy khí đốt với ... |