📞

Thế giới "nghênh đón" nhật thực

13:02 | 16/07/2009
Hơn 500 nhà thiên văn học nghiệp dư trên khắp thế giới đã đồng loạt quy tụ về thành phố Haiyan, tỉnh Zhejiang, Trung Quốc để chứng kiến hiện tượng nhật thực toàn phần vào ngày 22/7 tới.
Hình chụp nhật thực vào ngày 11/8/1999.

Các nhà chiêm tinh học đến từ Mỹ, Đan Mạch, Đức và các quốc gia khác, vùng với các đồng nghiệp Trung Quốc và các chuyên gia thiên văn đã chọn thành phố Haiyan bởi đây là điểm chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực tốt nhất.Haiyan là điểm cao nhất trên bờ biển vịnh Hangzhou, đặc biệt là mùa mưa ở đây vừa hết, hứa hẹn một góc nhìn rõ ràng và rộng mở để quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ thú kéo dài hơn 6 phút này.Chính quyền thành phố Haiyan và Hội Thiên văn Trung Quốc (CAS) đã sẵn sàng đón tiếp những người đến quan sát hiện tượng cả trong và ngoài nước. Thành phố cũng cho lắp đặt một số vị trí quan sát thuận tiện nhất.Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể thấy được hiện tượng nhật thực toàn phần, khi Mặt trăng ở giữa Trái đất và Mặt trời. Lần nhật thực gần đây nhất diễn ra ở Trung Quốc là vào ngày 26/1/2009.Nhật thực toàn phần lần này bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó đến các nước Nepal, Bhutan, Myanmar và Trung Quốc, rồi tiếp tục vượt ra ngoài Thái Bình Dương. Địa điểm quan sát được nhật thực toàn phần cực đại nằm ở trên Thái Bình Dương với thời gian xảy ra nhật thực toàn phần cực đại là 6 phút 39 giây. Còn nhật thực một phần sẽ được quan sát trong một dải rộng hơn bao gồm hầu hết Đông Á và Thái Bình Dương.Trong lần nhật thực vào ngày 22/7 tới, hầu hết lãnh thổ Việt Nam chỉ quan sát được Nhật thực một phần. Địa điểm quan sát tốt nhất là ở Hà Giang với tỷ lệ che khuất cực đại là 75,8% xảy ra lúc 8 giờ 11 phút. Càng về phía Nam tỷ lệ che khuất càng nhỏ đi: Cần Thơ là 25,5% lúc 8 giờ 11 phút 40 giây; TP HCM là 27,4% lúc 8 giờ 13 phút 4 giây. Còn Hà Nội chỉ quan sát được tỷ lệ che khuất cực đại là 67,5% lúc 8 giờ11 phút 50 giây. Theo dự báo của NASA, trong năm 2010 sẽ có hai lần xuất hiện hiện tượng nhật thực vào các ngày 15/1và 11/6 (nhật thực toàn phần) và hai lần xuất hiện hiện tượng nguyệt thực vào các ngày 26/6và 21/12 (nguyệt thực toàn phần). Đặc biệt ngày 21/12/2010, nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài tới 3 giờ 19 phút, dài kỷ lục trong vòng 10 năm (từ 2001 đến năm 2010).Theo Đất Việt