Thế giới trước ‘bão lớn’

Minh Anh
Một “cơn bão lớn” đang hình thành, tích tụ từ giá năng lượng và lương thực tăng vọt, lạm phát hoành hành, chuỗi cung ứng đứt gãy… đến căng thẳng địa chính trị tạo nên vòng luẩn quẩn, đẩy kinh tế toàn cầu đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giữa hai “thiên nga đen”, là đại dịch Covid-19 và xung độ Nga - Ukraine nền kinh tế thế giới cần một cơ chế giải quyết, tạo động lực mới. (Nguồn: Dailysabah)
Giữa hai “thiên nga đen”, là đại dịch Covid-19 và xung độ Nga - Ukraine nền kinh tế thế giới cần một cơ chế giải quyết, tạo động lực mới. (Nguồn: Dailysabah)

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu vừa cập nhật, Ngân hàng Thế giới (WB) nêu rõ, “Tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ 5,7% vào năm 2021 xuống 2,9% vào năm 2022 - thấp hơn đáng kể so với mức 4,1% đã được dự đoán hồi tháng Một”.

Từ khó khăn ngắn hạn đến vấn đề cấu trúc dài hạn

Đưa ra nhận định tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF 2022) từ ngày 22-26/5, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng, thời gian gần đây, triển vọng kinh tế toàn cầu đã trở nên ngày càng “ảm đạm” và có thể phải đối mặt với “thách thức lớn nhất kể từ sau Thế chiến II”.

Cũng được công bố tại WEF lần này, Khảo sát về Triển vọng Kinh tế thế giới trong sáu tháng vừa qua cho thấy, tất cả những người được hỏi đều tỏ ra bi quan hơn. Họ dự kiến năm 2022 hoạt động kinh tế toàn cầu sẽ yếu đi, lạm phát cao hơn và tình trạng mất an ninh lương thực sẽ gia tăng, trong đó lạm phát cao nhất sẽ là Mỹ, tiếp theo là châu Âu và châu Mỹ Latinh.

Lạm phát mang tính toàn cầu đã trở thành vấn đề nổi cộm đối với kinh tế thế giới, được dự báo là 5,7% ở các nền kinh tế phát triển và 8,7% ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, cao hơn lần lượt 1,8 và 2,8 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Nhưng dường như, những con số dự báo vẫn thấp hơn đáng kể so với số liệu thực. Chẳng hạn, theo Bộ Lao động Mỹ, lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu tăng tốc khoảng một năm trước và mức tăng hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã cao hơn 6% trong nhiều tháng liên tiếp. Tháng 5/2022, CPI của Mỹ đã tăng lên 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt đỉnh hơn 40 năm, lớn hơn nhiều so với mọi dự báo.

Số liệu từ Liên minh châu Âu (EU) cho thấy, trong tháng 5/2022, tỷ lệ lạm phát của Eurozone đạt 8,1%, là mức cao kỷ lục trong tháng thứ bảy liên tiếp và cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 2% do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra.

Nếu ở Mỹ, ngay cả các chuyên gia kinh tế còn đang tranh cãi liệu những động thái gần đây của Fed có đang biến sự thịnh vượng của nước này thành một cuộc suy thoái hay không, thì trên thực tế, các gia đình ở châu Âu đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Á – Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng. Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn đối với nhiều nước nghèo, đang phát triển, có khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực và thậm chí là nạn đói.

Báo cáo tháng Tư của WB chỉ ra rằng, giá năng lượng đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và dự kiến sẽ tăng hơn 50% vào năm 2022, đà tăng giá năng lượng có thể tiếp tục cho đến cuối năm 2024. Ủy ban châu Âu dự đoán, kinh tế khu vực sẽ rơi vào tình trạng đình trệ toàn diện, nếu nguồn cung khí đốt của Nga bị gián đoạn nghiêm trọng.

Hiện tại, triển vọng ảm đạm của kinh tế toàn cầu là biểu hiện tập trung của những rủi ro khó lường trong ngắn hạn và các vấn đề mang tính cơ cấu dài hạn. Trong đó, rủi ro lớn nhất trong ngắn hạn có nguồn gốc từ xung đột địa chính trị và các lệnh trừng phạt, tác động tiêu cực theo hiệu ứng domino từ tài chính, kinh tế và thương mại, lương thực, năng lượng và các lĩnh vực khác của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các vấn đề cấu trúc dài hạn thể hiện ở sự gián đoạn đối với chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu vốn có, dẫn đến các vấn đề khác nhau trong sản xuất, thương mại, đầu tư và xuất khẩu của các quốc gia khác nhau, gây ra những tác động toàn diện, mang tính hệ thống và cấu trúc đối với nền kinh tế toàn cầu.

Cần đoàn kết và hợp tác

Không ít người đã đặt ra câu hỏi “liệu hệ thống kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục chống đỡ được hay không?”

Để vượt qua được những bế tắc hiện nay, “Thế giới cần tiếp tục đoàn kết và hợp tác. Việc từ bỏ toàn cầu hóa là một quá trình sai lầm”, theo Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck.

Chúng ta đang ở trong thời kỳ mà hai “thiên nga đen” (Ám chỉ đại dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine) đang gây ra những thay đổi không thể đảo ngược và căn bản trong nền kinh tế và chính trị thế giới. Bên cạnh đó, còn một loạt các vấn đề toàn cầu khác cần giải quyết như biến đổi khí hậu, môi trường và khí thải carbon, số hóa và an ninh mạng, an ninh lương thực và tương lai của nông nghiệp, an ninh và chuyển đổi năng lượng, chuỗi cung ứng và hậu cần toàn cầu.

Tất cả đều cần một lực lượng đặc nhiệm chiến lược và có chiến thuật, để kiềm chế được các mối đe dọa và sự tàn phá, tạo động lực mới cho nền kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu.

Trong đó, “chìa khóa” để giải quyết vấn đề này nằm trong tay các nước lớn. Phục hồi kinh tế toàn cầu đòi hỏi sự phối hợp nhiều hơn giữa các nước lớn để tạo ra một môi trường quốc tế lành mạnh cho hòa bình và ổn định, hơn là một chính sách, môi trường, thể chế làm suy yếu hợp tác quốc tế, chuyên gia hàng đầu Trương Mạc Nam thuộc Sở nghiên cứu Mỹ và châu Âu, Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc nhận định.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, với tư cách là những nền kinh tế hàng đầu thế giới, Mỹ và các nền kinh tế phát triển phương Tây cần nghiêm túc gánh vác trách nhiệm đưa kinh tế toàn cầu thoát khỏi tình trạng khó khăn và quay trở lại quỹ đạo hợp tác đa phương vốn có.

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế quốc tế, các chuyên gia WEF cũng kiến nghị, các nỗ lực đa phương nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân đạo, ngăn chặn sự phân hóa kinh tế hơn nữa, duy trì tính thanh khoản toàn cầu, quản lý khủng hoảng nợ, giải quyết biến đổi khí hậu và chấm dứt đại dịch Covid-19 vẫn là những công việc quan trọng phải làm.

Theo các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, kinh tế thế giới cần phải vượt qua ba thách thức lớn.

Thứ nhất, mô hình toàn cầu hóa có sự điều chỉnh về cơ cấu, từ toàn cầu hóa theo chủ nghĩa tự do mới trước đây, chuyển sang toàn cầu hóa theo hướng cục bộ và khu vực hóa.

Thứ hai, sự phát triển của khoa học và công nghệ toàn cầu chưa hình thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mà việc ứng dụng công nghệ đang đứng trước thách thức theo sự điều chỉnh của chuỗi cung ứng, xu hướng cạnh tranh khu vực hóa, tập đoàn hóa càng rõ nét.

Thứ ba, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và giá năng lượng tăng vọt đã làm trầm trọng thêm lạm phát, tác động đến toàn bộ hệ thống kinh tế quốc tế thông qua chuỗi công nghiệp, chẳng hạn như kinh tế, thương mại, đầu tư... gây ra các vấn đề xã hội và dân sinh, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách kinh tế của mỗi nước.

Giá lương thực tăng vọt, Mỹ bí mật thúc giục công ty mua phân bón Nga

Giá lương thực tăng vọt, Mỹ bí mật thúc giục công ty mua phân bón Nga

Hãng tin Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết, trong bối cảnh trừng phạt Nga, giá lương thực tăng vọt, nguồn cung giảm mạnh, ...

Covid-19: Thế giới trước viễn cảnh không đạt được ‘miễn dịch toàn cầu’

Covid-19: Thế giới trước viễn cảnh không đạt được ‘miễn dịch toàn cầu’

Do nhiều quốc gia thu nhập thấp vẫn chưa tiêm phòng Covid-19 đầy đủ, có nhiều ý kiến cho rằng thế giới đã mất đi ...

Đọc thêm

Man City: Sao trẻ Phil Foden và đam mê câu cá cùng bố dịp cuối tuần

Man City: Sao trẻ Phil Foden và đam mê câu cá cùng bố dịp cuối tuần

Phil Foden có sở thích cùng bố đi đâu cá dịp cuối tuần, từng bỏ lỡ buổi ăn mừng vô địch Ngoại hạng Anh 2018 vì chuyến đi câu đã ...
Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Thật khó để tìm thấy một khía cạnh nào đó của cuộc sống ở Nhật Bản mà không bị ảnh hưởng bởi đồng Yen mất giá!
Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Chỉ chưa đầy 3 tháng sau lần trúng số độc đắc đầu, Christine Wilson tiếp tục nhận giải thưởng 1 triệu USD lần thứ hai.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học ...
Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Nhiều người thường hay xem nhẹ cảm giác mệt mỏi của cơ thể vì cho rằng triệu chứng này sẽ tự hết khi cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi.
Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Aston Martin của các dòng V8 Vantage, DBX, V8 DB11, DBS sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên dưới đây.
Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5 ghi nhận miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ.
VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bền vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bền vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

Ngày 03/05/2024, tại Đại học Ulsan Hàn Quốc đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Sao Việt (VIETSTAR Training & Consulting JSC) ...
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 99.000 – 100.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty Samsung Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng Chương trình phát triển nhân tài công nghệ tại NIC.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động