Thẻ thanh toán MIR của Nga. (Nguồn: Sputnik) |
NSPK cho biết, thẻ MIR đã được chấp thuận ở thủ đô Havana và khu nghỉ dưỡng nổi tiếng Varadero của Cuba.
Theo hệ thống trên, du khách Nga có thể thanh toán bằng thẻ MIR tại các cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, các công ty thương mại và dịch vụ khác ở Cuba.
Trước đó, từ ngày 14/3 năm nay, người dân đã có thể rút tiền mặt bằng thẻ MIR trên toàn mạng lưới ATM của Cuba. Khách du lịch Nga cũng có thể trực tiếp đổi tiền Ruble sang Peso thông qua hệ thống này.
Tin liên quan |
Nga tuyên bố ‘đã học được cách vượt qua’ lệnh trừng phạt của phương Tây |
Đại sứ Nga tại Cuba Andrei Guskov nhấn mạnh, việc thực hiện các cơ chế thanh toán độc lập sẽ giúp bảo vệ hợp tác hai nước khỏi tác động của các lệnh bao vây cấm vận do Mỹ đơn phương áp đặt.
Ông Guskov khẳng định: "Việc triển khai hệ thống thanh toán MIR ở Cuba cũng giúp thiết lập các liên kết bỏ qua các tổ chức tài chính của các quốc gia 'không thân thiện' và góp phần tăng cường hợp tác song phương".
Theo nhà ngoại giao, các biện pháp nêu trên sẽ có tác động tích cực, giúp gia tăng lượng khách du lịch từ quốc gia Á-Âu đến đảo quốc Caribbean, nơi đã đón hơn 54.000 lượt du khách Nga vào năm 2022 và 146.000 lượt du khách trong năm 2021.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu hồi cuối tháng 2/2022, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các gói trừng phạt đối với Moscow, bao gồm lệnh cấm sử dụng hệ thống thanh toán Visa và MasterCard, khiến công dân Nga khó thực hiện thanh toán ở nước ngoài.
Đến thời điểm hiện tại, thẻ từ hệ thống thanh toán quốc tế MIR, ra mắt vào năm 2015, đã được chấp nhận ở một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Tajikistan, Venezuela...
Trước đó, vào tháng 3, Ngân hàng Trung ương Nga đã công bố lệnh cấm các tổ chức tài chính của nước này sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT cho các giao dịch trong nước. Theo đó, từ tháng 10/2023, các ngân hàng Nga sẽ có nghĩa vụ chỉ sử dụng các dịch vụ trong nước để thực hiện các giao dịch tài chính.
SWIFT sẽ chỉ được phép sử dụng cho thanh toán quốc tế.
Thông báo của Ngân hàng Trung ương Nga nêu rõ: “Điều này sẽ đảm bảo độ tin cậy, tính liên tục và bảo mật của việc trao đổi dữ liệu khi thực hiện các giao dịch trong nước Nga”.
Như vậy, các giao dịch trong nước sẽ cần được thông qua hệ thống dịch vụ của các công ty Nga bên thứ ba hoặc thông qua hệ thống thanh toán SPFS của Ngân hàng Trung ương.
Nga đã triển khai hệ thống thẻ quốc gia của riêng mình, MIR, ngay sau khi Mỹ lần đầu tiên nhắm mục tiêu vào Moscow bằng các biện pháp trừng phạt năm 2014.
| Doanh số bán hàng 'tụt dốc', người tiêu dùng Nga đã chán ô tô Trung Quốc? “Cơn sốt” ô tô Trung Quốc dường như đã đạt đỉnh, do hoạt động trong nước của Nga dần phục hồi, trong bối cảnh chi ... |
| Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về cáo buộc giúp Nga lách trừng phạt, EU đang nhắm đến doanh nhân Moscow? Ngày 28/11, hãng tin STT cho biết, gói trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga có thể gồm các biện ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/11): Nga thắng lớn trong vụ mùa ngũ cốc, Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo, đầu tàu châu Âu đón tin vui Tác động lớn từ biến đổi khí hậu, Nga sẽ có vụ thu hoạch ngũ cốc lớn thứ hai trong lịch sử, Mỹ tăng trưởng ... |
| Giới hạn giá dầu Nga đối mặt thử thách nghiêm trọng nhất, Điện Kremlin mất 100 tỷ USD hay 'bỏ túi' trăm triệu USD mỗi ngày? Sau khi các đồng minh phương Tây của Ukraine giới hạn giá dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng, biện pháp trừng phạt này phần ... |
| Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: ‘Điều khoản 12 G’ gây tranh cãi nội bộ, bị các thành viên EU phản đối từ ‘trong trứng’ Gói trừng phạt mới với nhiều vấn đề khó và nhạy cảm, đang khiến các nước thành viên chia rẽ. Một số quốc gia thành ... |