Nga đẩy mạnh hoạt động khoan dầu trong năm 2023 |
Hoạt động khoan dầu bùng nổ diễn ra cùng lúc với sự phục hồi cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu dầu của Nga.
Theo dữ liệu Bloomberg thu thập được, 11 tháng đầu năm 2023, Nga đã khoan các giếng sản xuất dầu với tổng độ sâu 28.100 km, ghi nhận kỷ lục mới của đất nước.
Bùng nổ khoan dầu
Tốc độ khoan dầu bùng nổ - trong bối cảnh sản xuất khá ổn định - cũng đưa ra dấu hiệu về một số vấn đề dài hạn có thể đang hình thành đối với ngành dầu mỏ của đất nước. Có lẽ, ngành công nghiệp này đang nỗ lực hơn để duy trì sản lượng từ các giếng dầu lâu đời nhất.
Sự gia tăng nói trên diễn ra bất chấp áp lực của các nước phương Tây đối với ngành năng lượng Nga - vốn được xem là nguồn tài trợ chính cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Điện Kremlin ở Ukraine. Dầu mỏ đã trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh, từ cấm nhập khẩu, giới hạn giá đến cấm xuất khẩu công nghệ.
Tin liên quan |
Đón 'gió đổi chiều' trong tiêu dùng, kinh tế Trung Quốc 2024 sẽ 'lên hương' |
Năm ngoái, Mỹ đã trừng phạt hàng chục công ty sản xuất thiết bị khoan và phát triển kỹ thuật sản xuất mới của Nga nhằm mục đích “hạn chế khả năng khai thác trong tương lai”. Trong khi đó, năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã áp đặt “hạn chế xuất khẩu toàn diện đối với thiết bị, công nghệ và dịch vụ cho ngành năng lượng ở Nga”.
Hai trong số những nhà cung cấp dịch vụ dầu mỏ lớn nhất thế giới - Halliburton và Baker Hughes - đã chính thức bán các văn phòng ở Nga và rút lui khỏi thị trường này.
Dù vậy, dữ liệu chỉ ra rằng, các biện pháp hạn chế nói trên phần lớn đã thất bại.
Daria Melnik, Phó Chủ tịch phụ trách thăm dò và sản xuất tại công ty nghiên cứu Rystad Energy A/S có trụ sở tại Oslo (Na Uy) cho biết: “Chỉ khoảng 15% thị trường khoan nội địa của Nga phụ thuộc vào công nghệ từ những quốc gia không thân thiện”.
Việc các công ty dịch vụ dầu khí lớn của phương Tây rút khỏi Moscow có tác động tối thiểu bởi những công ty con tại các địa phương vẫn hoạt động bình thường.
Bloomberg dẫn giữ liệu ngành cho thấy, tốc độ khoan thăm dò của Nga cũng đã phục hồi tăng trưởng sau khi giảm do đại dịch Covid-19, mặc dù vẫn ở dưới mức đỉnh năm 2019.
Daria Melnik, nhà phân tích cấp cao của Rystad Energy - một công ty nghiên cứu độc lập chuyên tư vấn cho các nhà đầu tư - nhấn mạnh: “Trong thời kỳ khủng hoảng, khi các công ty phải tối ưu hóa ngân sách đầu tư, các dự án có rủi ro cao (bao gồm cả việc thăm dò) sẽ bị cắt giảm”.
Lời cảnh báo đi kèm
Sự bùng nổ hoạt động khoan dầu là dấu hiệu chứng minh khả năng phục hồi của Nga trước các biện pháp trừng phạt năng lượng của phương Tây, nhưng tốc độ hoạt động cũng mang theo một lời cảnh báo.
Trong quá khứ sự tăng/giảm của hoạt động khoan dầu của quốc gia phần lớn diễn ra đồng bộ với những thay đổi về sản lượng. Tuy nhiên, vào năm 2023, sự bùng nổ hoạt động khoan diễn ra cùng với việc cắt giảm sản lượng - vấn đề mà Moscow cùng với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thực hiện.
Gennadii Masakov, Giám đốc trung tâm nghiên cứu của Ykov & Partner nhận định: “Các giếng mới chỉ được đưa vào hoạt động khi các mỏ đang sản xuất hiện đang cạn kiệt”.
Theo một báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford, tính đến năm 2022, các mỏ dầu đã hoạt động hơn 5 năm của Nga chiếm gần 96% tổng sản lượng dầu của đất nước này.
Sergey Vakulenko, một chuyên gia kỳ cựu trong ngành khoan dầu ở Nga cho rằng, sự suy giảm tự nhiên về sản lượng ở các mỏ dầu là vấn đề mà ngành công nghiệp dầu khí của Nga đối mặt thường xuyên. Thực trạng cần được bù đắp bằng hoạt động khoan mới tại các mỏ hiện tại hoặc tại các địa điểm hoàn toàn mới.
Ông cho biết: "Các dự án mỏ dầu mới được lên kế hoạch sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, thường sử dụng công nghệ phương Tây. Do đó, Nga cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp với các công nghệ mà nước này đang có. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Moscow có thể phải triển khai các giếng dầu sử dụng công nghệ đơn giản hơn.
Điều này sẽ khiến các giếng dầu chỉ đạt năng suất thấp và chi phí sản xuất mỗi thùng dầu tốn kém hơn”.
Nhẹ nhàng vượt trừng phạt
Theo giới chuyên gia, vị thế của Nga trên thị trường dầu mỏ toàn cầu phần lớn vẫn không bị suy giảm cho đến năm 2024 - mặc "bão" trừng phạt của phương Tây.
"Chiến thuật phản công" của Điện Kremlin nhằm chuyển các chuyến hàng chở dầu từ châu Âu sang châu Á được đánh giá là cực kỳ thành công. Nó đã giúp duy trì vị thế thị trường của Nga với tư cách là nhà khai thác dầu lớn thứ ba thế giới (sau Mỹ và Saudi Arabia) và là nước xuất khẩu lớn thứ hai.
Cuối tháng 12/2023, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak chia sẻ, các đối tác chính của Moscow là Trung Quốc, với thị phần đã tăng lên khoảng 45-50%. Tất nhiên là có cả Ấn Độ. Trong hai năm, tổng thị phần cung cấp cho Ấn Độ đã lên tới 40%.
Phó Thủ tướng nói thêm rằng, thị phần xuất khẩu dầu thô của Nga sang châu Âu đã giảm từ khoảng 40-45% xuống chỉ còn khoảng 4-5%.
Ông khẳng định: "Hoạt động khai thác của Nga sẽ không bị đình trệ, ngoại trừ những bước thụt lùi tạm thời ngay sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt trong quý I,II/2022".
| Còn quá sớm để loại bỏ khả năng bền bỉ của nền kinh tế Trung Quốc? Kinh tế Trung Quốc vẫn còn rất nhiều “nguồn nhiên liệu trong bình”, đơn cử như tỷ lệ tiết kiệm cao kỷ lục đồng nghĩa ... |
| Trung Quốc 'tố' Mỹ không tuân thủ quy định của WTO, nhấn mạnh một điều về xuất khẩu chip Ngày 9/1, trang Insidetrade thông tin, Trung Quốc cho rằng Mỹ không tuân thủ nhiều quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). |
| Đón 'gió đổi chiều' trong tiêu dùng, kinh tế Trung Quốc 2024 sẽ 'lên hương' Sau một năm phục hồi không đồng đều, tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc có thể bắt đầu cải thiện trong năm 2024. |
| Fed đã đi đúng hướng nhưng lạm phát vẫn còn cách xa mục tiêu Ngày 10/1, Chủ tịch chi nhánh của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại New York John Williams cho biết, vẫn còn quá sớm ... |
| WEF 2024: Diễn đàn Kinh tế thế giới chọn chủ đề 'hàn gắn lòng tin', khai mạc vào ngày 15/1 Diễn đàn Kinh tế thế giới thường niên năm 2024 (WEF 2024) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 15-19/1, tại thị trấn nghỉ mát ... |