Thêm mặt trận mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung Quốc, Bắc Kinh đang dần 'lép vế'?

Linh Chi
Căng thẳng công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, mạng lưới cáp ngầm rộng lớn dưới biển đang được dự đoán sẽ trở thành nguồn gây căng thẳng mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cáp ngầm dưới biển - Mặt trận tiếp theo trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung Quốc?
Cuộc chiến cáp ngầm sẽ còn tiếp tục trong những năm tới khi Mỹ và Trung Quốc tranh giành sự ảnh hưởng trong kỷ nguyên số. (Nguồn: Adobe Stock)

Các tuyến cáp ngầm dưới biển đã gây chú ý vào đầu năm nay - sau khi 4/15 tuyến cáp ngầm quan trọng ở Biển Đỏ - bị cắt trong bối cảnh phiến quân Houthi ở Yemen tấn công các tàu của Mỹ và Anh.

Mối lo ngại về cáp ngầm dưới biển đã tăng lên và những mạng lưới cáp này được dự đoán trở thành nguồn gây căng thẳng mới trong quan hệ quốc tế, nhất là trong bối cảnh các cam kết địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng nóng lên.

"Xương sống" của Internet toàn cầu

Tin liên quan
Trung Quốc có đủ mạnh để soán ngôi Mỹ? Trung Quốc có đủ mạnh để soán ngôi Mỹ?

Theo công ty nghiên cứu thị trường viễn thông TeleGeometry, tổng cộng có hàng trăm sợi cáp viễn thông khổng lồ trải dài gần 1,4 triệu km được đặt dưới biển.

Số lượng cáp ngầm dưới biển trên khắp thế giới dự kiến ​​sẽ tăng trong những năm tới, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng về lưu lượng dữ liệu được thúc đẩy bởi sự phổ biến của dịch vụ truyền phát video.

Tính đến đầu năm 2024, TeleGeometry cho biết, dữ liệu của họ đã theo dõi 574 tuyến cáp ngầm dưới biển đang hoạt động và sắp hoạt động.

Cáp ngầm dưới biển là "xương sống" của Internet toàn cầu, vận chuyển 99% lưu lượng dữ liệu xuyên lục địa của thế giới.

Andy Champagne, Giám đốc công nghệ của Akamai Labs nhận định: “Nếu bạn đã gửi e-mail, nhắn tin hoặc trò chuyện video với ai đó ở lục địa khác, bạn đã sử dụng cáp ngầm. Việc lắp đặt cáp ngầm dưới biển thực sự rất phức tạp. Và khi có sự cố xảy ra, việc sửa chữa sẽ vô cùng phức tạp".

Trong khi đó, ông Joe Vaccaro, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của công ty giám sát Internet ThousandEyes thuộc sở hữu của Cisco cho rằng, điều khiến cáp ngầm trở nên quan trọng là tác động của chúng khi bị gián đoạn.

"Khi có tuyến cáp bị đứt, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuyển lưu lượng sang các tuyến khác và chắc chắn việc này sẽ gây ra tắc nghẽn ở mức độ nào đó. Đặc biệt, sẽ có hiệu ứng domino (phản ứng chuỗi) ảnh hưởng đến mạng lưới cáp trên đất liền", ông nhấn mạnh.

Trung Quốc không còn giữ ngôi vị hàng đầu

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từng được xem là trung tâm của các mạng lưới cáp biển trong tương lai và góp phần hình thành huyết mạch lưu thông dữ liệu quốc tế.

Trung Quốc đã nổi lên như một siêu cường kinh tế cạnh tranh với Mỹ và hiện sản sinh và tiêu thụ một lượng lớn dữ liệu. Hơn 15 tuyến cáp ngầm dài hơn 1.000 km, tất cả đều được đưa vào sử dụng từ năm 1994, nối Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.

China Mobile và các doanh nghiệp quốc doanh khác của đất nước đã dẫn đầu các dự án xuyên Thái Bình Dương và các dự án khác, đôi khi cùng tài trợ cho dự án của các công ty Mỹ.

Tình thế bắt đầu thay đổi vào khoảng năm 2020, khi Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đã đưa ra sáng kiến “mạng sạch” để loại các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi các dự án cơ sở hạ tầng viễn thông.

Kể từ đó, Washington vẫn giữ lập trường cứng rắn với Bắc Kinh với lý do cần phải đảm bảo an ninh dữ liệu.

Cáp ngầm dưới biển - Mặt trận tiếp theo trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung Quốc?
Sẽ có một cuộc chiến tranh lạnh dưới biển giữa Mỹ và Trung Quốc. (Ảnh minh họa - Nguồn: AFP)

Năm 2020, Bộ Tư pháp Mỹ đã kêu gọi Google và Meta xem lại kế hoạch lắp đặt tuyến cáp ngầm dài 13.000 km giữa Los Angeles và Hồng Kông. Dự án đã ở giai đoạn cuối, nhưng hai gã khổng lồ công nghệ đã nhanh chóng quyết định loại bỏ điểm đến Trung Quốc và dừng tuyến cáp ở Đài Loan (Trung Quốc) và Philippines.

Không chỉ thế, một dự án cáp biển do Ngân hàng Thế giới (WB) dẫn dắt dành cho các quốc đảo Nam Thái Bình Dương cũng đã “từ chối” các công ty Trung Quốc, để làm hài lòng các nhà lập chính sách ở Washington.

Sự hiện diện của Trung Quốc trên các hệ thống cáp biển cũng đang mờ đi nhanh chóng. Ba tuyến cáp quốc tế kết nối đất nước này với Hong Kong (Trung Quốc) dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2025.

Sau năm 2026, Bắc Kinh không có kế hoạch lắp đặt bất kỳ tuyến cáp ngầm mới nào

Trong khi đó, nhu cầu về lưu chuyển dữ liệu giữa Mỹ và châu Á nhìn chung vẫn mạnh, với 4 tuyến cáp đến Nhật Bản và 7 tuyến cáp đến Singapore dự kiến thực hiện sau năm 2024.

Ngoài ra, còn có 9 tuyến cáp sẽ được kết nối giữa đảo Guam của Mỹ với Đông Nam Á. Như vậy, có đến 16 tuyến cáp quang biển được xây dựng Mỹ và Đông Nam Á.

Chiến tranh lạnh dưới biển?

Trước đây, cáp ngầm dưới biển được sở hữu và vận hành bởi các hãng viễn thông.

Gần đây, những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ bao gồm Meta, Google, Microsoft và Amazon đã đầu tư những khoản tiền đáng kể để lắp đặt hệ thống cáp của riêng họ.

Trích dẫn các nguồn tin giấu tên trong Bộ Ngoại giao Mỹ, tờ Wall Street Journal đưa tin vào tháng 5 rằng, các tuyến cáp ngầm dưới biển ở khu vực Thái Bình Dương có thể dễ bị các tàu Trung Quốc theo dõi.

Theo tờ báo trên, SB Submarine Systems, một công ty do nhà nước Trung Quốc kiểm soát chuyên sửa chữa các tuyến cáp quốc tế, dường như đang che giấu vị trí của các tàu của mình khỏi hệ thống theo dõi vô tuyến và vệ tinh.

Theo CNBC, những lo ngại của chính phủ Mỹ không phải là mới.

Estonia cho biết, nước này nghi ngờ một tàu của Trung Quốc đã cắt hai tuyến cáp ngầm và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn chưa phản hồi yêu cầu từ 6 tháng trước về việc điều tra vấn đề này

Không chỉ thế, nhiều dự án cáp ngầm quốc tế dưới biển cũng được cho là đang tìm cách tránh Trung Quốc do lo ngại về an ninh dữ liệu và ảnh hưởng địa chính trị của Bắc Kinh.

Giới chuyên gia khẳng định, trong bối cảnh mức tiêu thụ dữ liệu của Trung Quốc ngày càng tăng thì các dự án cáp ngầm mới đang giảm dần. Điều này phản ánh sự đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong lĩnh vực công nghệ.

Ông Alan Mauldin, Giám đốc nghiên cứu của TeleGeography nói với Nikkei Asia: "Sẽ có một cuộc chiến tranh lạnh dưới biển giữa Mỹ và Trung Quốc".

Cây bút kỳ cựu NC Bipindra chuyên mảng địa chính trị, quốc phòng, ngoại giao của tờ The EurAsian Times cũng khẳng định: "Cuộc chiến cáp ngầm sẽ còn tiếp tục trong những năm tới khi hai siêu cường tranh giành ảnh hưởng trong kỷ nguyên số.

Khi Internet trở thành công cụ ngày càng quan trọng cho mọi lĩnh vực, từ thương mại đến an ninh, việc kiểm soát các tuyến cáp ngầm có khả năng sẽ trở nên quan trọng hơn".

Ấn Độ yêu cầu Nga hạ bớt một số hàng rào phi thuế quan, khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble

Ấn Độ yêu cầu Nga hạ bớt một số hàng rào phi thuế quan, khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble

Ấn Độ đang tìm cách tăng cường xuất khẩu sang Nga, bao gồm cả việc khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble, đồng ...

Các nước ASEAN ngày càng 'để mắt' tới BRICS - lựa chọn phù hợp thời đại? Xuất hiện thách thức

Các nước ASEAN ngày càng 'để mắt' tới BRICS - lựa chọn phù hợp thời đại? Xuất hiện thách thức

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã thông báo, nước này đang chuẩn bị gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Thông tin ...

Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi

Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi

Cải cách kinh tế đang được tiến hành tại Nigeria, nhưng hiện tại, thuốc men, thực phẩm và các mặt hàng cơ bản khác có ...

Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng thế nào nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp thuế?

Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng thế nào nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp thuế?

Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,6% vào năm tới và 4,2% vào năm 2026. Những con số này sẽ giảm xuống 3% trong cả hai ...

Thích ứng tốt bất ngờ với lãi suất tăng nhưng Đức không vui, nền kinh tế còn một vấn đề 'kinh niên dai dẳng'

Thích ứng tốt bất ngờ với lãi suất tăng nhưng Đức không vui, nền kinh tế còn một vấn đề 'kinh niên dai dẳng'

Trong báo cáo công bố ngày 16/7, Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) cho hay, kể từ đầu năm 2024, nỗ lực chống lại lạm ...

(theo CNBC, New Straits Times)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc Anh đưa người sang Ukraine huấ

UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc Anh đưa người sang Ukraine huấ

Ukraine đã tấn công bằng UAV vào thành phố Kazan của Nga, ngày 21/12, gây thiệt hại cho các tòa nhà dân cư và tạm thời đóng cửa sân bay.
Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng tin rằng 3 khu dân cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ phát triển toàn diện, trở thành hình mẫu của những thôn làng hạnh phúc và ...
Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động