Báo TG&VN liên tục cập nhật tin tức và nhận định của các chuyên gia về thị trường chứng khoán nóng nhất, mới nhất đầu và cuối phiên giao dịch hàng ngày
Ảnh minh họa. (Nguồn: tapchitaichinh.vn)) |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/9, VN-Index có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp, tuy nhiên biên độ vẫn ở mức hẹp và chưa có tín hiệu quá tiêu cực. Thanh khoản hôm nay đã được cải thiện khá nhiều, cho thấy áp lực bán đã gia tang. Nhưng chưa áp đảo được lực cầu. Tổng thanh khoản 3 sàn hôm nay đạt 27.200 tỷ đồng, riêng HoSE đạt 21.600 tỷ đồng.
VN – Index giảm 3,88 điểm (0,29%) xuống 1.341,43 điểm. Toàn sàn có 196 mã tăng (35 mã trần), 30 mã tham chiếu, 224 mã giảm (2 mã sàn).
HNX – Index giảm 1 điểm (0,29%) xuống 349,05 điểm. Toàn sàn có 139 mã tăng (39 mã trần), 51 mã tham chiếu, 90 mã giảm (0 sàn).
UPCOM – Index giảm 0,15 điểm (0,16%) xuống 95,26 điểm. Toàn sàn có 172 mã tăng (31 mã trần), 74 mã tham chiếu, 130 mã giảm (8 sàn).
Chỉ số VN-Index. (Nguồn: Fireant.vn) |
Ngày đầu của tuần mới, thị trường chưa có nhiều sự thay đổi trong xu hướng vận động, các cổ phiếu lớn tiếp tục phân hóa. Ở chiều tăng chúng ta có HVN, MWG, PLX... nổi lên đóng vai trò gồng gánh thị trường. Ngược lại ở chiều giảm các GVR, VIB, BVH... triệt tiêu bớt đi sự tích cực của các cổ phiếu tăng. Sự đối lập này khiến cho VN-Index không thể nới rộng đà tăng và khiến cho dòng tiền thực sự an tâm tham gia mạnh mẽ vào thị trường.
Tuần này cũng là tuần MVIS và FTSE Russell sẽ thực hiện cơ cấu danh mục, điều này phần nào tác động đến các cổ phiếu có trong danh sách. Điển hình như SAB, THD, PVS... được thêm mới trong kỳ này đều tăng rất tốt trong sáng nay. Điều này cũng góp phần giúp VN-Index giữ được đà tăng trong suốt phiên sáng, và đóng cửa nghỉ trưa trong trạng thái xanh hơn 3 điểm.
Kết thúc giờ nghỉ trưa, thị trường bắt đầu rung lắc mạnh hơn, áp lực bán xuất hiện mạnh mẽ, đẩy chỉ số quay đầu xuống dưới mốc tham chiếu. Bên cạnh đó, áp lực này lan tỏa lên hàng loạt cổ phiếu Midcap (vốn hóa trung bình) như KBC, ASM, APH,... các cổ phiếu này có mức giảm đều trên 3%. Về cuối phiên, mặc dù có sự tham gia của lực cầu nhưng VN-Index vẫn không thể giữ được mốc tham chiếu.
Hôm nay sự tích cực vẫn chưa quay trở lại với khối ngoại, dòng vốn này vẫn bán ròng 431 tỷ đồng, tập trung ở VIC, VHM, HPG,.. và nhập SAB, VND, MSN...
Giá trị khối ngoại mua ròng. (Nguồn: Fireant.vn) |
Thị trường vẫn tiếp tục loanh quanh, rủi ro và cơ hội vẫn chia đều cho nhau. Nhà đầu tư hãy cố gắng giữ cho mình một cái đầu lạnh để tránh bị lo lắng hay hưng phấn quá đà. Khi làm chủ được tâm lý thì góc nhìn và quyết định chúng ta đưa ra cũng sẽ trở nên sáng suốt hơn rất nhiều!
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2020 của Google chỉ ra rằng người tiêu dùng chuyển sang các dịch vụ kỹ thuật số. Trong tổng số người sử dụng dịch vụ kỹ thuật số, người dùng mới chiếm 41% tại Việt Nam (cao hơn so với bình quân khu vực ĐNA). Ngoài ra, 94% số người dùng mới này định tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó kể cả sau đại dịch.
Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, người Việt Nam nói riêng thường dành 3,1 giờ/ngày để truy cập Internet (cho mục đích cá nhân). Trong khoảng thời gian áp dụng giãn cách xã hội trên diện rộng, con số này đã tăng vọt lên 4,2 giờ/ ngày. Con số này kỳ vọng sẽ duy trì ở mức cao 3,5 giờ ngày/giờ hậu đại dịch.
Những thay đổi cấu trúc này trong hành vi của người tiêu dùng dẫn đến nhu cầu tăng lên đối với các sản phẩm ICT. Điều này có lợi cho các nhà phân phối ICT, như DGW và PET.
Các doanh nghiệp cũng cho thấy nỗ lực đẩy mạnh số hóa các kênh bán hàng và hoạt động của mình để bắt kịp xu hướng người tiêu dùng.
Triển vọng mạnh mẽ đối với laptop và tablet ở Việt Nam, nhờ gia tăng xu hướng làm việc tại nhà, trong khi học sinh có thể phải học trực tuyến cho đến cuối học kỳ đầu tiên. Do tình trạng thiếu chip trên toàn cầu, nguồn cung máy tính xách tay vẫn còn hạn chế. Các nhà sản xuất đang tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận của họ thông qua chiến lược cao cấp hóa sản phẩm.
Các nhà phân phối laptop tỏ ra là những công ty hưởng lợi ròng, nhờ giá bán bình quân (ASP) gia tăng, mở rộng BLN trong môi trường tiêu thụ nhanh chóng.
Theo nghiên cứu của CounterPoint, sản lượng tiêu thụ điện thoại di dộng tại Việt Nam trong Quý 2/2021 tăng 11% YoY. Trong đó, Xiaomi và Apple là những ngôi sao đang lên. Xiaomi đã vượt qua cả Oppo và Vivo để xếp thứ 2 với 17% thị phần vào cuối Quý 2/2021. Trong khi đó, Apple hoạt động tốt, trở thành thương hiệu lớn thứ 5 tại Việt Nam theo sản lượng tiêu thụ trong Quý 2/2021.
Những thay đổi mang tính cấu trúc của ngành: (1) Lệnh dừng nhập khẩu điện thoại tính năng 2G/3G của Chính phủ, có hiệu lực từ 1/7/2021, thúc đẩy chuyển dịch sang điện thoại thông minh hơn nữa, điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng doanh thu ngành trong thời gian tới; và (2) Việc VinSmart rút lui mang lại lợi ích cho các hãng tập trung vào các sản phẩm ở tầm trung và thấp.
Các sản phẩm chính hãng của Apple đang giành lại thị phần, được hỗ trợ bởi quản lý chặt chẽ hơn của Chính phủ đối với các sản phẩm xách tay và sự hỗ trợ to lớn của Apple đối với các đối tác được ủy quyền tại Việt Nam.
Chúng tôi kỳ vọng thị trường điện thoại di động Việt Nam sẽ trở lại tăng trưởng từ Quý 4/2021, nhờ vào việc mở lại các nhà bán lẻ trên toàn quốc, nhu cầu bị dồn nén sau các đợt giãn cách trên diện rộng và việc tích cực tung ra các sản phẩm mới trong mùa cao điểm của thị trường. Triển vọng trong trung hạn được hỗ trợ bởi những thay đổi mang tính cấu trúc đã nhắc đến bên trên.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với PET với TP là 35.224 đồng/cổ phiếu (Upside: 28,1%), đồng thời hạ khuyến nghị đối với DGW xuống NEUTRAL với TP là 110.385 đồng/cổ phiếu (Upside: 9,2%).
Mọi ý kiến đóng góp, hoặc câu hỏi quý nhà đầu tư xin vui lòng liên hệ: Văn Đức - 0389.110.898 (Zalo/Phone) hoặc đặt câu hỏi để được tư vấn tại đây. |
| Nhận định thị trường chứng khoán tuần 13 - 17/9 - Đáo hạn Phái Sinh VN-Index kết thúc tuần giao dịch từ 6-10/9 ở mức 1.345,31 điểm, tăng 10,66 điểm (0,8%) so với phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ ... |
| Thị trường chứng khoán ngày 9/9 - Tiếp tục 'giằng co' VN-Index hiện tại vẫn đang trong trạng thái khó đoán, chưa thực sự phát tín hiệu ủng hộ một xu hướng nào hết, khiến cho ... |