TIN LIÊN QUAN | |
Brazil sẽ trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất thế giới ngoài OPEC | |
13 thành phố lớn cam kết không sử dụng nhiên liệu dầu mỏ |
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 4,6%, ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp; còn giá dầu chuẩn Tây Texas (WTI) tăng 4,7%.
Trong phiên giao dịch đầu tuần (23/10), giá dầu tăng nhẹ sau khi các số liệu về hoạt động khoan dầu ở Mỹ giảm trong tuần qua cũng như lo ngại liên quan đến nguồn cung ở khu vực Trung Đông.
Theo thống kê của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã giảm 7 giàn xuống còn 736 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 20/10, mức thấp nhất kể từ tháng Sáu.
Ảnh minh họa: Thị trường dầu mỏ thế giới khởi sắc trong tuần qua. (Nguồn: MercoPress) |
Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày 24/10 trong bối cảnh kho dự trữ dầu thô của Mỹ được dự báo đang có xu hướng vơi đi. Các nhà phân tích nhận định dự trữ dầu thô của Mỹ ước giảm 2,5 triệu thùng trong tuần trước. Dự trữ xăng và các chế phẩm chưng cất cũng dự kiến giảm ít nhất 1,5 triệu thùng.
Sang phiên 25/10, dự trữ dầu Mỹ bất ngờ tăng đã kéo giá “vàng đen” đi xuống. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu của Mỹ tăng 856.000 thùng trong tuần kết thúc ngày 20/10, cao hơn nhiều so với dự báo trước đó của thị trường. Đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất dầu tại nước này phục hồi sau đợt thiên tai vừa qua và nhập khẩu dầu tăng.
Tuy nhiên, bước sang phiên giao dịch ngày 26/10, giá dầu lấy lại đà tăng, trong đó giá dầu Brent chạm mức cao nhất trong 27 tháng, sau khi nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia cam kết sẽ chấm dứt tình trạng dư thừa nguồn cung toàn cầu. Cụ thể, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 0,86 USD lên 59,30 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 3/7/2015.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho biết nước này sẽ tập trung duy trì lượng dầu khai thác ở mức trung bình của 5 năm và gia tăng triển vọng hạn chế sản lượng sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dẫn dắt hết hạn vào tháng 3/2018.
Tới phiên cuối tuần (27/10), giá dầu Brent tiếp tục lập đỉnh khi vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2015, nhờ sự yếu đi của đồng USD và cam kết thu hẹp nguồn cung từ các nhà sản xuất dầu mỏ. Chốt phiên này, giá dầu Brent tăng 1,14 USD (1,9%) lên 60,44 USD/thùng, sau khi có thời điểm vọt lên 60,53 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7/2015. Giá mặt hàng này đã tăng hơn 35% kể từ mức thấp trong tháng 6/2017. Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 1,26 USD (2,4%) lên 53,90 USD/thùng, sau khi vọt lên 53,98 USD/thùng, mức cao nhất kể từ đầu tháng Ba.
Saudi Arabia và Nga khẳng định họ ủng hộ nỗ lực gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng do OPEC khởi xướng, với việc thu hẹp nguồn cung thêm chín tháng nữa. Theo kế hoạch, OPEC sẽ có cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 30/11 tới. Tuy vậy, các chuyên gia lưu ý rằng sản lượng khai thác gia tăng tại Mỹ vẫn là một vấn đề đối với OPEC trong nỗ lực cắt giảm nguồn cung. Thống kê cho thấy, trong tuần trước sản lượng khai thác dầu của Mỹ tăng 1,1 triệu thùng/ngày lên 9,5 triệu thùng/ngày, trong khi lượng dầu xuất khẩu trung bình trong bốn tuần chạm mức kỷ lục mới với 1,7 triệu thùng/ngày.
Nỗ lực cắt giảm khai thác dầu mỏ đem lại cho Nga hàng nghìn tỷ ruble Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak mới công bố khoản thu nhập bổ sung mà ngân sách Nga thu được từ thỏa thuận cắt ... |
UAE tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu vào tháng 11 Ngày 1/10, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Suhail Al-Mazrouei cho biết từ tháng 11, nước này sẽ ... |
Nhiệm vụ bất khả thi của OPEC+ Thị trường dầu thô toàn cầu đang từng bước tái cân bằng? Người ta có thể không nghi ngờ điều này. Nhưng chắc chắn quá ... |